Những điều cần biết về bảo hộ quyền tác giả
Mục lục
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả được ghi nhận cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm tạo hình và mĩ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc, phần mềm máy tính.
Có thể bạn quan tâm
- Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh
- Thủ tục đăng ký quyền tác giả
- Bảo hộ phần mềm máy tính bằng quyền tác giả
- Bảo hộ tác phẩm viết bằng quyền tác giả
- 5 yếu tố chứng minh sự quan trọng của việc đăng ký quyền tác giả
1. Tại sao phải bảo hộ bản quyền tác giả?
Khi tiến hành bảo hộ bản quyền tác giả, người sáng tạo tác phẩm sẽ có cơ sở pháp lí để chống lại những hành vi sử trái phép tác phẩm của mình. Mọi hành vi muốn sử dụng tác phẩm của tác giả phải xin phép và được sự đồng ý của tác giả đó, nếu không sẽ bị vi phạm bản quyền.
Để tạo ra một tác phẩm thì tác giả phải mất một thời gian dù ngắn hay dài để nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo,… sẽ thật không công bằng khi công sức đó bị ăn cắp do đó việc bảo hộ bản quyền tác giả còn giúp tác giả bù đắp những chi phí, những vất vả đã phải bỏ ra trong việc sáng tạo tác phẩm của mình.
Hơn nữa việc bảo hộ bản quyền còn giúp tác giả thúc đẩy và khuyến khích sự sáng tạo của mình.
2. Điều kiện bảo hộ bản quyền tác giả
Thứ nhất là ý tưởng về một tác phẩm phải được cụ thể hóa trên một loại vật chất cố định.
Thứ hai, tác phẩm phải do chính tác giả sáng tạo, không sao chép hay bắt chước tác phẩm khác.
2.1. Đối tượng được bảo hộ bản quyền tác giả
STT | Đối tượng |
1 | Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và các tác phẩm khác được thể hiện dạng chữ viết hoặc ký tự khác; |
2 | Bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết trình; |
3 | Tác phẩm báo chí, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, mĩ thuật, nhiếp ảnh, kiến trúc; |
4 | Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu; |
5 | Bản đồ, họa đồ, sơ đồ, bản vẽ địa hình, công trình khoa học. |
2.2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Tổ chức, cá nhân có tác phẩm, trước khi bảo hộ quyền tác giả cần phải đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình. Bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu song song với đó là sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hiện đại thì các sản phẩm trí tuệ lại ngày càng được coi trọng do đó việc bảo hộ quyền tác giả là thực sự cần thiết.