Bảo hộ phần mềm máy tính bằng quyền tác giả
Trong thời đại ngày nay, các phần mềm máy tính ngày càng đóng vai trò to lớn, ảnh hưởng tới nhiều hoạt động trong xã hội. Vì những đặc điểm đặc thù của phần mềm máy tính như: dễ sao chép, phổ biến nên việc bảo hộ phần mềm máy tính rất quan trọng và có ý nghĩa trong lĩnh vực này.
Theo khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: “Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy”.
Chương trình máy tính là một phát minh, sáng tạo vĩ đại của con người. Vì vậy, việc bảo hộ phần mềm máy tính là rất quan trọng. Bảo hộ phần mềm máy tính sẽ khuyến khích các tổ chức, cá nhân yên tâm sáng tạo.
Phần mềm máy tính là sản phẩm trí tuệ của một quá trình sáng tạo, đầu tư công sức, trí tuệ tiền bạc vì vậy khi tạo ra các phần mềm máy tính, tác giả đều mong muốn được đảm bảo về quyền và lợi ích đối với sản phẩm họ sáng tạo ra và sẽ nhận được một lợi ích nhất định từ sản phẩm đó. Và quy định về quyền tác giả đối với phần mềm máy tính đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của những nhà sáng tạo.
Theo Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Và Điều 19, 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 đã quy định rõ quyền nhân thân và quyền tài sản bao gồm những quyền nào, cụ thể:
“Điều 19. Quyền nhân thân
- Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Điều 20. Quyền tài sản
Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.”
Ví dụ: Khi chương trình máy tính được bảo hộ theo quyền tác giả, tác giả chương trình máy tính sẽ được đặt tên cho sản phẩm hay nhận thù lao, các quyền vật chất khác khi có tổ chức, cá nhân khác khai thác, sử dụng phần mềm của mình.
Tóm lại việc bảo hộ phần mềm máy tính là cực kì quan trọng và thiết yếu. Thử tưởng tượng, nếu không có quy định về bảo hộ phần mềm máy tính, sẽ có ai dám đầu tư trí tuệ, công sứ, tiền bạc để khi sản phẩm mà khi hoàn thành, họ không có được lợi ích gì từ sản phẩm đó.