Quy định về thủ tục công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Mục lục
Trước đây, thủ tục công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm được áp dụng theo Thông tư 19/2012/TT-BYT. Tuy nhiên, hiện nay Thông tư 19/2012/TT-BYT đã hết hiệu lực. Và Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định sẽ hướng dẫn có thủ tục công bố an toàn thực phẩm. Bài tư vấn dưới đây, Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục công bố thực phẩm.
1. Thành phần bộ hồ sơ công bố an toàn thực phẩm
Khi công bố an toàn thực phẩm, tùy từng trường hợp mà sẽ cần chuẩn bị bộ hồ sơ khác nhau. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, khi tự công bố an toàn sản phẩm
Hồ sơ công bố bao gồm những giấy tờ sau:
- Bản tự công bố an toàn sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm về an toàn thực phẩm trong vòng 12 tháng.
Thứ hai, đăng ký bản công bố sản phẩm nhập khẩu
Hồ sơ công bố bao gồm những giấy tờ sau:
- Bản công bố an toàn sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP;
- GCN lưu hành tự do hoặc GCN xuất khẩu hoặc GCN y tế của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được buôn bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm;
- Bằng chứng khoa học chứng minh về công dụng của sản phẩm hoặc là thành phần tạo nên công dụng đã công bố;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt hoặc chứng nhận tương đương.
Thứ ba, đăng ký bản công bố sản phẩm sản xuất trong nước
Hồ sơ công bố bao gồm những giấy tờ sau:
- Bản công bố an toàn sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm;
- Bằng chứng khoa học chứng minh về công dụng của sản phẩm hoặc là thành phần tạo nên công dụng đã công bố;
- GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định;
- GCN cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm đạt yêu cầu về Thực hành sản xuất tốt.
2. Thủ tục công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hiện nay
Khi tự công bố an toàn sản phẩm thì cần đăng thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên trang thông tin điện tử của công ty hoặc là niêm yết công khai tại trụ sở. Đồng thời cần nộp 01 bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do UBND cấp tỉnh chỉ định. Nếu có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một loại sản phẩm thì chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý ở địa phương có cơ sở sản xuất do công ty lựa chọn. Các lần tự công bố tiếp theo cũng phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
Khi đăng ký bản công bố an toàn sản phẩm thì nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền (tùy vào loại thực phẩm) để kiểm tra, xét duyệt hồ sơ. Khi hồ sơ đầy đủ, hợp lệ sẽ được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
3. Dịch vụ hỗ trợ pháp lý uy tín, chất lượng
Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền tự tin là một trong những đơn vị thực hiện dịch vụ pháp lý uy tín nhất hiện nay, đã và đang được rất nhiều Quý Khách hàng ưu ái lựa chọn. Khi có bất kỳ thắc mắc, khó khăn trong vấn đề pháp lý. Đừng ngần ngại mà hãy nhanh tay liên hệ qua hotline, email hoặc đến trực tiếp Văn phòng để được tư vấn chi tiết. Bên cạnh tư vấn pháp lý, chúng tôi còn thực hiện dịch vụ soạn thảo giấy tờ, hồ sơ pháp lý, đại diện Khách hàng thực hiện thủ tục khi được yêu cầu.
Khi sử dụng dịch vụ tại đơn vị, bạn sẽ được trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất, từ thái độ làm việc cho đến quá trình thực hiện, kết quả theo yêu cầu của bạn.