Hồ sơ công bố an toàn thực phẩm và thủ tục thực hiện
Mục lục
Công bố an toàn thực phẩm là quy định bắt buộc mà các tổ chức, cá nhân cần thực hiện trước khi muốn tiêu thụ trên thị trường. Bài viết sẽ tư vấn hồ sơ công bố an toàn thực phẩm cho các bạn. Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về những giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ và thủ tục thực hiện.
1. Hồ sơ công bố an toàn thực phẩm
Khi công bố an toàn thực phẩm, sẽ có 03 trường hợp mà bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ khác nhau. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, hồ sơ tự công bố an toàn sản phẩm bao gồm:
- Bản tự công bố an toàn sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm về an toàn thực phẩm trong vòng 12 tháng.
Thứ hai, hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu gồm:
- Bản công bố an toàn sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc GCN xuất khẩu hoặc GCN y tế của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được buôn bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự);
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm về an toàn thực phẩm trong vòng 12 tháng;
- Bằng chứng khoa học chứng minh về công dụng của sản phẩm hoặc là thành phần tạo nên công dụng đã công bố;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt hoặc chứng nhận tương đương.
Thứ ba, hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước gồm:
- Bản công bố an toàn sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm về an toàn thực phẩm trong vòng 12 tháng;
- Bằng chứng khoa học chứng minh về công dụng của sản phẩm hoặc là thành phần tạo nên công dụng đã công bố;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm đạt yêu cầu về Thực hành sản xuất tốt.
2. Thủ tục công bố an toàn thực phẩm
Đối với trường hợp tự công bố an toàn sản phẩm, cần đăng thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của cá nhân, tổ chức và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do UBND cấp tỉnh chỉ định. Nếu có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Các lần tự công bố tiếp theo cũng phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
Đối với trường hợp đăng ký bản công bố an toàn sản phẩm thì nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền (tùy vào loại thực phẩm) để kiểm tra, xét duyệt hồ sơ. Khi hồ sơ đầy đủ và hợp lệ sẽ được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
3. Dịch vụ hỗ trợ pháp lý công bố an toàn thực phẩm
Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền chuyên tư vấn và hỗ trợ pháp lý về các vấn đề pháp lý, kể cả hồ sơ và thủ tục công bố an toàn thực phẩm. Chúng tôi tự tin là một trong những đơn vị dịch vụ pháp lý uy tín và chất lượng nhất hiện nay. Với đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý đông đảo, được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm sẽ tư vấn và giải đáp được mọi thắc mắc mà Khách hàng gặp phải.
Do đó, nếu có bất kỳ điều gì còn thắc mắc hoặc gặp vấn đề pháp lý thì hãy liên hệ nhanh đến Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền bằng cách gọi vào số hotline, email hoặc đến trực tiếp tại Văn phòng.