Tìm hiểu về giấy đăng ký nhãn hiệu theo quy định pháp luật
Mục lục
Giấy đăng ký nhãn hiệu là tài liệu phổ biến trong các hoạt động thương mại liên quan đến tài sản sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu. Hoạt động cấp giấy chứng nhận này được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ. Để có thể hiểu rõ hơn về loại tài liệu quan trọng này, cũng như phương thức đăng ký hợp lệ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Đăng ký nhãn hiệu là gì?
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục bắt buộc mà chủ thể sở hữu nhãn hiệu phải thực hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xét duyệt, xác nhận bảo hộ của pháp luật đối với nhãn hiệu của mình. Sau khi thực hiện xong thủ tục đăng ký nhãn hiệu, người đăng ký sẽ được cấp giấy đăng ký nhãn hiệu để làm minh chứng cho quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu mà mình sở hữu. Giấy chứng nhận này là tài liệu vô cùng quan trọng trong quá trình khai thác, sử dụng và bảo hộ nhãn hiệu.
Căn cứ phát sinh quyền
Nhãn hiệu là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Nó là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, và được phân chia làm các loại như: Nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu nổi tiếng.
Căn cứ phát sinh quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được hướng dẫn tại điểm a khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:
“Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.”
Nội dung của giấy đăng ký nhãn hiệu
Mỗi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chỉ được cấp cho một nhãn hiệu duy nhất hợp lệ và có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu này cũng sẽ được in theo mẫu quy định và bao gồm các thông tin chính về nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu như:
- Số đăng ký
- Chủ giấy chứng nhận: Tên, địa chỉ
- Số văn bằng
- Ngày nộp đơn
- Quyết định cấp
- Hiệu lực của giấy chứng nhận
- Mẫu nhãn hiệu được đăng ký
Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn. Khi hết hạn hiệu lực, chủ sở hữu vẫn có thể tiếp tục thực hiện gia hạn thời gian bảo hộ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mỗi lần gia hạn 10 năm.
Cách nhận giấy đăng ký nhãn hiệu hợp lệ
Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy đăng ký nhãn hiệu hợp lệ. Bạn phải nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hợp lệ đến Cục để được xem xét, cấp văn bằng. Thành phần hồ sơ được hướng dẫn chung tại khoản 1 Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành bao gồm:
“a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
c) Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.”Để có thể hiểu rõ hơn về cách thức nhận giấy đăng ký nhãn hiệu, cũng như các quy định pháp lý về loại tài liệu này trong hoạt động kinh doanh, thương mại; bạn có thể tìm hiểu tại những bài viết khác trên trang https://phan.vn.