Tìm hiểu quá trình đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, logo
Mục lục
Chắc hẳn mọi người đã biết tầm quan trọng của đăng ký thương hiệu trong việc bảo hộ độc quyền thương hiệu của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam, cũng như giúp hạn chế các hành vi xâm phạm, Tuy nhiên, còn rất nhiều người tỏ ra khá lúng túng trong quá trình đăng ký thương hiệu. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hỗ trợ hướng dẫn các bạn các thực hiện.
1. Điều kiện để thương hiệu được bảo hộ
Thương hiệu sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Phải là dấu hiệu nhìn thấy được. Có thể là dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc là sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
- Có khả năng phân biệt giữa hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu mang thương hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Thương hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, như: chữ số, chữ cái, chữ thuộc ngôn ngữ không thông dụng; biểu tượng quy ước, hình vẽ,…
2. Quy trình đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu
Các bạn cần nắm rõ quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ theo các bước như sau:
Bước 1: Thiết kế thương hiệu
Khi đăng ký thương hiệu, bạn cần tự thiết kế riêng 01 thương hiệu theo ý tưởng cho sản phẩm mà thương hiệu sẽ gắn lên.
Bước 2: Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu
Khách hàng cần căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh hoặc sản phẩm dự định gắn nhãn hiệu để có cơ sở phân nhóm khi đăng ký nhãn hiệu.
Pháp luật Sở hữu trí tuệ không giới hạn nhóm sản phẩm, dịch vụ khi đăng ký thương hiệu. Tuy nhiên, khi đăng ký nhiều nhóm, chủ sở hữu sẽ phải trả nhiều tiền hơn. Do đó, chủ sở hữu lưu ý chỉ đăng ký cho lĩnh vực kinh doanh mà mình sẽ gắn nhãn hiệu lên.
Bước 3: Tra cứu thương hiệu trước khi nộp hồ sơ
Sau khi đã thiết kế xong thương hiệu, Khách hàng cần tra cứu xem thương hiệu có khả năng đăng ký hay không. Nếu kết quả cho thấy rằng thương hiệu có khả năng đăng ký, Khách hàng nên tiến hành nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể để nhận được ngày ưu tiên.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ
Như đã đề cập, sau khi tra cứu và xác nhận thương hiệu có khả năng đăng ký, chủ sở hữu thương hiệu cần nhanh chóng tiến hành thủ tục đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ để lấy ngày ưu tiên sớm nhất.
Bước 5: Thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu
Hồ sơ đăng ký thương hiệu sẽ trải qua nhiều giai đoạn thẩm định (thẩm định hình thức, công bố đơn đăng ký, thẩm định nội dung) và thường kéo dài từ 16 – 20 tháng. Do đó, các bạn cần theo dõi quá trình đăng ký thương hiệu để tránh phát sinh những thiếu sót không cần thiết.
Sau khi thẩm định xong hồ sơ đăng ký, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo về việc đăng ký thương hiệu có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không? Trong trường hợp đáp ứng, Khách hàng sẽ nộp 01 khoản chi phí để có thể nhận được Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Ngược lại, khi thấy hồ sơ không đáp ứng điều kiện cấp Văn bằng bảo hộ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối.
3. Dịch vụ đăng ký thương hiệu uy tín, chuyên nghiệp
Nếu bạn đang kiếm tìm đơn vị dịch vụ đăng ký thương hiệu uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý thì có thể tham khảo dịch vụ này tại Văn phòng Luật sư Đăng ký bản quyền. Khi sử dụng dịch vụ tại đây, các bạn không chỉ được tư vấn chi tiết trước – trong và sau khi đăng ký thương hiệu nhằm giải quyết mọi vấn đề nảy sinh trong quá trình đăng ký thương hiệu và khai thác tối đa lợi thế thương hiệu trong quá trình kinh doanh.
Bên cạnh việc tư vấn các dịch vụ liên quan đến sở hữu thương hiệu, Văn phòng Luật sư Đăng ký bản quyền còn thực hiện các dịch vụ tư vấn pháp luật khác, như: các vấn đề về doanh nghiệp, hôn nhân gia đình,… Do đó, khi gặp bất kỳ vướng mắc gì về pháp lý, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng.