Tư vấn đăng ký thương hiệu sản phẩm nhanh chóng
Mục lục
Đăng ký thương hiệu sản phẩm là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam để bảo hộ độc quyền thương hiệu cho sản phẩm, chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác đại diện nộp đơn đăng ký và thực hiện các thủ tục liên quan.
1. Lý do cần đăng ký thương hiệu sản phẩm
Đăng ký thương hiệu sản phẩm là một việc rất quan trọng và cấp bách để có thể bảo hộ độc quyền thương hiệu của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, khi đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ:
- Chứng minh được quyền sở hữu thương hiệu sản phẩm của về mình;
- Hạn chế hành vi xâm phạm đối với thương hiệu;
- Tạo lợi thế cạnh tranh và giúp Khách hàng dễ dàng phân biệt được với sản phẩm mang thương hiệu của người khác;
- Khi thương hiệu trở lên nổi tiếng thì có thể dễ dàng chuyển nhượng thương hiệu, từ đó sẽ thu được 1 khoản lợi nhuận,..
Do đó, để bảo vệ thương hiệu, tránh việc bị bên khác làm nhái, làm giả, chủ sở hữu cần đăng ký thương hiệu sản phẩm do mình sản xuất ra.
2. Quy trình thẩm định đơn đăng ký thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
Đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm sẽ được thẩm định theo các bước sau đây:
Bước 1: Thẩm định về mặt hình thức
Giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ kiểm tra đơn đăng ký có hợp lệ hay không. Khi xác nhận đơn đăng ký hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và gửi cho chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền đăng ký.
Trường hợp đơn đăng ký không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối đơn đăng ký và yêu cầu chủ đơn hoặc người được ủy quyền sửa chữa hoặc bổ sung thông tin thiếu trong thời gian 01 tháng tình từ ngày ra thông báo.
Bước 2: Đăng công báo thông tin đơn đăng ký nhãn hiệu
Giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đăng thông tin nhãn hiệu đã nộp lên trên công báo sở hữu công nghiệp bao gồm thông tin người nộp đơn, tổ chức đại diện, nhãn hiệu đăng ký, nhóm sản phẩm đăng ký, số đơn, ngày nộp đơn.…
Quá trình này nhằm mục đích để bên thứ 3 kiểm tra thương hiệu đang được đăng ký bảo hộ có tương tự, trùng với nhãn hiệu của mình không.
Bước 3: Thẩm định về mặt nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
Giai đoạn này là quan trọng nhất trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu như có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với đơn đăng ký của bên khác đã nộp đơn hoặc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký trước đó hay chưa?
Trường hợp đơn đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo đồng ý cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu. Ngược lại, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký khi đơn không đáp ứng được yêu cầu bảo hộ.
Bước 4: Ra thông báo
Sau khi có thông báo cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn sẽ nộp thêm phí cấp văn bằng để được cấp GCN đăng ký nhãn hiệu cho nhãn hiệu đã nộp đăng ký.
3. Dịch vụ đăng ký thương hiệu sản phẩm độc quyền
Đăng ký thương hiệu sản phẩm là một trong những dịch vụ tiêu biểu tại Đăng ký bản quyền, cụ thể sẽ thực hiện những công việc như:
- Tư vấn các dấu hiệu tương tự, trùng lặp, gây nhầm lẫn dẫn tới thương hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ;
- Hỗ trợ doanh nghiệp tra cứu sơ bộ, chuyên sâu thương hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký bảo hộ;
- Tư vấn xác định nhóm, phân nhóm cho thương hiệu để tránh bị từ chối về mặt hình thức, nội dung trong quá trình xét duyệt đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Tư vấn phạm vi bảo hộ GCN đăng ký thương hiệu;
- Tư vấn cách thức nộp đơn đăng ký ở các quốc gia khác khi có nhu cầu;
- Đại diện Khách hàng soạn đơn đăng ký, các giấy tờ liên quan và thực hiện thủ tục đăng ký,…