Chỉ có sở hữu quyền tác giả mới có quyền chuyển nhượng tác phẩm?
Chuyển nhượng tác phẩm (chuyển nhượng quyền tác giả) được hiểu là việc chủ sở hữu quyền tác giả đồng ý chuyển giao quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản (làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính) cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan (Khoản 1 Điều 45 Luật sở hữu trí tuệ).
Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định chủ sở hữu quyền tác giả mới có thể chuyển nhượng tác phẩm đối với quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản. Khi tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác phẩm thì dĩ nhiên tác giả cũng có quyền chuyển nhượng đối với quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản, còn quyền đặt tên cho tác phẩm, đứng tên (tên thật hoặc bút danh) trên tác phẩm; được nêu tên khi tác phẩm được công bố, sử dụng và quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không được chuyển nhượng (tham khảo Điều 37, Khoản 2 Điều 45 Luật sở hữu trí tuệ).