Hãy tìm hiểu những hình thức nhượng quyền thương mại nổi bật hiện nay
Mục lục
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinh tế, nhiều phương thức kinh doanh đã ra đời và phát triển ngày càng rộng rãi. Nhượng quyền thương mại là một trong những phương thức kinh doanh hiệu quả được nhiều chủ thể lựa chọn để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Vậy hiện nay có những hình thức nhượng quyền thương mại nào? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn những hình thức nhượng quyền thương mại nổi bật nhất.
1. Đặc điểm của hình thức nhượng quyền thương mại
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy những đặc điểm nổi trội của nhượng quyền thương mại như sau:
- Tính chất độc lập của các bên nhượng quyền, bên nhận quyền được thể hiện rõ nét. Mặc dù, có sự hỗ trợ, kiểm soát qua lại giữa bên nhượng quyền, bên nhận quyền nhưng tư cách pháp lý và trách nhiệm tài chính luôn độc lập với nhau;
- Có sự thống nhất, đồng bộ về mặt hình thức biểu hiện trong cách thức tiến hành hoạt động thương mại của các bên;
- Là sự kết hợp của nhiều hoạt động thương mại khác nhau như: chuyển giao công nghệ; đại lý, li-xăng,…
- Bên nhượng quyền thương mại bắt buộc phải có một hệ thống, cơ sở kinh doanh có lợi thế cạnh tranh ở trên thị trường. Mặt khác, bên nhận quyền là một doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý, tài chính và đầu tư, đồng thời chấp nhận rủi ro đối với phần chi phí bỏ ra để tham gia vào hệ thống nhượng quyền của bên nhượng quyền;
- Đối tượng nhượng quyền chính là quyền thương mại, như bí quyết kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, công nghệ sản xuất nhất định,…
2. Những hình thức nhượng quyền thương mại nổi bật
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng nhận thấy có các hình thức nhượng quyền thương mại phổ biến nhất, đó là:
2.1. Căn cứ vào lãnh thổ
Hoạt động trong nước: Thường được thực hiện giữa các doanh nghiệp Việt Nam lớn với các doanh nghiệp Việt Nam vừa mới được thành lập.
Hoạt động từ nước ngoài vào nước Việt Nam: Bên nhượng quyền thương mại là chủ thương hiệu nước ngoài. Họ sẽ tiến hành việc đầu tư vào Việt Nam, như: KFC,…
Hoạt động nhượng quyền từ trong lãnh thổ Việt Nam ra nước ngoài: Các thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam sẽ nhượng quyền ra nước ngoài, có thể kể đến như: cà phê Trung Nguyên,…
2.2. Căn cứ vào tiêu chí kinh doanh
Hoạt động phân phối theo sản phẩm: Bên nhượng quyền thương mại sẽ cho phép bên nhận quyền phân phối sản phẩm/dịch vụ của họ trong phạm vi và khoảng thời gian nhất định. Bên nhận quyền được sử dụng biểu tượng, khẩu hiệu, nhãn hiệu,… trong các hoạt động kinh doanh, quảng bá.
Hoạt động nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh: Bên nhận nhượng quyền thương mại không chỉ được quyền phân phối các sản phẩm/dịch vụ của bên nhượng quyền mà còn được họ chuyển giao cho kỹ thuật kinh doanh, cách điều hành công ty,…
2.3. Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh doanh
Nhượng quyền thương mại độc quyền: Bên nhượng quyền chỉ định một số đối tác nhất định tại quốc gia mà họ muốn mở rộng hoạt động kinh doanh để làm đối tác và thực hiện phân phối sản phẩm, dịch vụ. Khi đó, bên nhận quyền sẽ thanh toán một khoản tiền nhượng quyền ban đầu để được mở thêm cửa hàng hoặc thực hiện việc bán lại cho chủ thể khác trong phạm vi khu vực họ kiểm soát.
Nhượng quyền thương mại vùng: Bên nhận quyền thực hiện việc bán lại cho các chủ thể nhỏ lẻ khác trong vùng kèm theo đó là các điều kiện đã được thỏa thuận với bên nhượng quyền.
3. Dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín và chất lượng
Văn phòng Đăng ký bản quyền tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý. Chúng tôi tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho Khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố, tỉnh thành và đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Liên hệ với Văn phòng đăng ký bản quyền ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.