Giải đáp nhượng quyền thương mại quốc tế là gì?
Mục lục
1. Nhượng quyền thương mại quốc tế là gì?
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 35/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 120/2011/NĐ-CP thì nhượng quyền thương mại quốc tế là hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam. Hoạt động này bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu phi thuế quan, Khu chế xuất hoặc khu vực hải quan riêng vào lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Một đặc điểm đặc biệt của hoạt động nhượng quyền này chính là không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký nhượng quyền mà thay vào đó phải tiến hành báo cáo cho Sở Công Thương.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế được hiểu là sự thỏa thuận có yếu tố nước ngoài giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền về nghĩa vụ và quyền lợi của các bên, giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán, thời hạn chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Xem thêm: Đăng ký bản quyền logo online tiến hành như thế nào?
2. Một số đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế
Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế có những đặc điểm nổi bật sau đây:
- Về chủ thể của hợp đồng: Chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại cần thỏa mãn các điều kiện giống như chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại nói chung, đồng thời phải có yếu tố nước ngoài là thương nhân Việt Nam hay thương nhân nước ngoài.
- Về hình thức của hợp đồng: Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài phải được lập văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương và ngôn ngữ là tiếng Việt. Nếu hợp đồng nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài (bên nhượng quyền là thương nhân Việt Nam, bên nhận quyền là thương nhân nước ngoài) thì ngôn ngữ tùy thuộc vào sự thống nhất của các bên.
- Về nội dung hợp đồng: Pháp luật Việt Nam không quy định hệ thống pháp luật nào sẽ dùng để xác định tính hợp pháp về mặt nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế. Do đó chủ thể của hợp đồng có quyền tự do lựa chọn hệ thống pháp luật của một nước nào đó sẽ được áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Nếu các bên chủ thể không tự thỏa thuận pháp luật áp dụng thì nội dung hợp đồng sẽ xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng.
- Về việc xác định cơ quan giải quyết tranh chấp: Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài có thể được giải quyết bởi cơ quan tài phán nước ngoài và có khả năng bị chi phối bởi hệ thống pháp luật nước ngoài cũng như các điều ước quốc tế có liên quan.
3. Thực tế nhượng quyền thương mại quốc tế
Thực tế cho thấy việc nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài thường mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư. Việc nhượng quyền trên cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn nhờ sự tiếp cận mang tính quốc tế. Nhờ đó các nhà đầu tư có thể tổ chức quản lý trên một mạng lưới lớn.
Các bên nhận quyền có ưu thế vượt trội hơn so với mô hình kinh doanh truyền thống bởi vì xu hướng của người tiêu dùng là ưu tiên sử dụng các sản phẩm/dịch vụ có yếu tố nước ngoài. Các nhà kinh tế học cũng dự đoán xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.
4. Sự khác biệt giữa nhượng quyền thương mại và đại lý
Về tính chất: Nhượng quyền thương mại là một trong số những hoạt động thương mại cụ thể, còn đại lý là một hình thức trung gian thương mại.
Về chủ thể chịu trách nhiệm: Đối với đại lý thương mại, bên giao đại lý phải chịu trách nhiệm về hàng hóa, dịch vụ với khách hàng. Còn trong trường hợp nhượng quyền, bên nhận quyền phải chịu trách nhiệm về mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa, khách hàng, chất lượng của sản phẩm.
Về nghĩa vụ tài chính của các bên: Bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền, còn bên đại lý được nhận thù lao khi làm đại lý thông qua một trong các hình thức như hưởng hoa hồng, hưởng chênh lệch giá…