Tất tần tật về thủ tục đăng ký công bố thực phẩm chức năng
Mục lục
Chất lượng thực phẩm chức năng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, do đó phải công bố thực phẩm chức năng theo luật định. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn lý do cần thực hiện thủ tục công bố và hồ sơ, thủ tục công bố thực phẩm chức năng.
1. Lý do cần công bố thực phẩm chức năng
Hiện nay, thực phẩm chức năng đang được sử dụng rộng rãi và nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng nên pháp luật yêu cầu những sản phần này phải được Cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp hồ sơ công bố lưu hành. Việc công bố sẽ:
- Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng: Việc công bố chất lượng giúp các cơ sản sản xuất, kinh doanh đảm bảo được chất lượng theo các tiêu chí đã đặt ra. Điều đó sẽ giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng;
- Tạo dựng thương hiệu: Việc công bố chất lượng đồng nghĩa với việc các sản phẩm này đã được kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm, được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền trước khi lưu hành trên thị trường. Điều này khiến những sản phẩm này nhanh chóng lấy được lòng tin từ người dùng. Khi đó thương hiệu của bạn sẽ được nhiều người biết đến, từng bước tạo vị thế trên thị trường;
- Nâng cao sức cạnh tranh: Với những sản phẩm đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng thì có thể tự tin cạnh tranh với các sản phẩm chưa được công bố khác. Bởi người tiêu dùng thường quan tâm đến chất lượng đầu tiên. Khi sản phẩm đảm bảo chất lượng sẽ là lựa chọn ưu tiên số 1, được mọi người truyền tai nhau sử dụng;
- Ổn định chất lượng sản phẩm: Khi đã công bố tiêu chuẩn chất lượng, dù là nhập khẩu hay xuất khẩu thì cũng phải đảm bảo chất lượng theo đúng quy định.
2. Giấy tờ công bố thực phẩm chức năng trong nước gồm những gì?
Khi có ý định công bố thực phẩm chức năng, các tổ chức, cá nhân cần phải nắm rõ bộ hồ sơ đăng ký như sau:
Trường hợp 1: Bộ hồ sơ công bố thực phẩm chức năng trong nước
- GPKD có liệt kê ngành nghề thực hiện sản xuất kinh doanh thực phẩm;
- GCN đơn vị của các bạn có đủ điều kiện về an toàn thực phẩm;
- Chứng chỉ được cấp phù hợp với tiêu chuẩn ISO 22000 hoặc HACCP;
- Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
- Bản thông tin về sản phẩm;
- Kết quả về việc kiểm nghiệm đối với sản phẩm trong thời gian 12 tháng tính từ thời điểm thực hiện kiểm nghiệm;
- Mẫu nhãn sản phẩm;
- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh;
- Giấy tờ chứng minh về tác dụng của thực phẩm chức năng hoặc chứng minh tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng cần được công bố;
- Kết quả thử nghiệm về công dụng của sản phẩm khi mới lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường mà chưa được chứng minh an toàn, hiệu quả;
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng;
- Kế hoạch giám sát định kỳ.
Trường hợp 2: Bộ hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu
- Giấy phép đăng ký kinh doanh có liệt kê ngành nghề thực hiện sản xuất kinh doanh thực phẩm;
- GCN đơn vị của các bạn có đủ điều kiện về an toàn thực phẩm;
- Chứng chỉ được cấp phù hợp với tiêu chuẩn ISO 22000 hoặc HACCP;
- Bản công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm;
- Bản thông tin chi tiết sản phẩm;
- GCN lưu hành tự do/GCN y tế;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm về sản phẩm chức năng trong thời gian 12 tháng kể từ thời điểm kiểm nghiệm;
- Bản kế hoạch về việc giám sát theo định kỳ;
- Nhãn sản phẩm được lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt;
- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh;
- Giấy tờ chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc mỗi thành phần tạo nên sản phẩm.
3. Thủ tục công bố thực phẩm chức năng
Để công bố thực phẩm chức năngg, cần thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Gửi hồ sơ
Gửi những giấy tờ đã nêu ở trên đến Cục An toàn thực phẩm.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Cục An toàn thực phẩm tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ. Khi nhận đầy đủ giấy tờ hợp lệ, trong 30 ngày Bộ y tế phải cấp Giấy tiếp nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phảm. Nếu quá 30 ngày không cấp, phải có văn bản thông báo.