Tìm hiểu quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp 2023
Mục lục
1. Quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp mới nhất
Quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm có 5 giai đoạn như sau:
1.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết
Để việc soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, các cá nhân, tổ chức cần xác định đầy đủ các thông tin dưới đây:
- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp: Chủ doanh nghiệp cần lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp với định hướng phát triển của công ty. Một số yếu tố nổi bật mà chủ doanh nghiệp nên cân nhắc như: thuế, khả năng chuyển nhượng, bổ sung, thay thế, trách nhiệm pháp lý, quy mô doanh nghiệp. Dưới đây là các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần.
- Lựa chọn ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp được phép hoạt động cũng như những mặt hàng mà doanh nghiệp được phép thể hiện trên hóa đơn giá trị tăng xuất cho khách hàng.
- Đặt tên công ty: Đây là yếu tố quan trọng, liên quan đến việc nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Lưu ý, khi đặt tên công ty bạn nên lựa chọn những tên ngắn gọn, dễ nhớ, không bị trùng lặp.
- Xác định địa chỉ trụ sở công ty: Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Lưu ý, căn hộ chung cư (dùng để ở) không thể dùng làm địa chỉ trụ sở công ty khi đăng ký doanh nghiệp.
- Xác định thành viên/cổ đông góp vốn: Thành viên, cổ đông là những người trực tiếp sở hữu công ty kể từ lúc mới thành lập.
- Xác định mức vốn điều lệ: Vốn điều lệ được xác định dựa trên tổng số vốn góp của các cổ đông/thành viên công ty. Mức thuế môn bài hàng năm mà công ty phải đóng được tính dựa trên mức vốn này.
- Xác định người đại diện pháp luật: Người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho công ty thực hiện các giao dịch như ký hợp đồng, ký các văn bản. Chức danh của người đại diện theo pháp luật trong công ty có thể là giám đốc, phó giám đốc, phó tổng giám đốc, tổng giám đốc.
1.2. Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các thông tin, người thực hiện thủ tục tiến hành soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ. Dưới đây là những loại giấy tờ cần thiết khi thành lập doanh nghiệp mới:
- Giấy đề nghị đăng ký công ty.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn.
- Bản sao có chứng thực giấy tờ tùy thân của các thành viên/cổ đông.
- Nếu công ty có yếu tố vốn góp nước ngoài thì phải kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Giấy tờ bổ sung (nếu thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức).
- Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh (nếu có).
- Các loại giấy tờ khác trong trường hợp ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Xem thêm: Cách thức đăng ký bản quyền video facebook
1.3. Giai đoạn 3: Nộp hồ sơ và đăng bố cáo
Giai đoạn này gồm có 4 bước dưới đây:
- Xác định cơ quan đăng ký trực thuộc: Thông thường, cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư trực thuộc địa phương.
- Nộp hồ sơ và nộp tiền đăng bố cáo: Người thực hiện mang hồ sơ, tiền tới cơ quan tiếp nhận để tiến hành nộp và đóng lệ phí đăng bố cáo.Nếu trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ.
- Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Nếu hồ sơ hợp lệ thì bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau 03 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.
- Đăng bố cáo: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ đăng bố cáo.
1.4. Giai đoạn 4: Làm con dấu pháp nhân
Trước khi tiến hành làm con dấu pháp nhân, bạn cần có bản thiết kế mẫu dấu tự thiết kế hoặc nhờ đơn vị thứ 3 thiết kế giúp. Tiếp đó, bạn mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng bản thiết kế mẫu dấu đến cơ sở có chức năng khắc dấu để làm con dấu pháp nhân cho công ty. Cuối cùng, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến nhận con dấu.
1.5. Giai đoạn 5: Thủ tục sau khi thành lập công ty
Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần phải thực hiện các thủ tục sau để tránh bị xử phạt ngoài ý muốn:
- Treo bảng hiệu.
- Đăng ký chữ ký số.
- Đăng ký tài khoản ngân hàng.
- Đăng ký khai thuế qua mạng.
- Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài.
- Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT.
- Đăng ký, thông báo sử dụng hóa đơn điện tử.
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh (trường hợp ngành nghề kinh doanh có điều kiện).
2. Dịch vụ tư vấn đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phan Law Vietnam
Phan Law Vietnam chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký thành lập doanh nghiệp uy tín với nhiều hỗ trợ pháp lý thủ tục thành lập doanh nghiệp, hỗ trợ soạn thảo hợp đồng lao động,… Quý khách hàng cần báo giá dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn các quy định của pháp luật, soạn thảo hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký cũng như hỗ trợ phương án giải quyết hợp lý nếu có rủi ro, tranh chấp xảy ra.