Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu theo quy định của pháp luật
Mục lục
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau. Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu khiến cho khách hàng dễ bị nhầm lẫn hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp với nhau, đặc biệt là đối với những trường hợp cố tình làm nhái, làm giả gây thiệt hại cho nhà sản xuất sản phẩm lẫn người tiêu dùng.
Cách hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Theo khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ quy định, các hành vi được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm nhãn hiệu, bao gồm:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó. Một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày;
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ. Một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Thủ tục xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Thủ tục xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Giám định xâm phạm sở hữu trí tuệ
Việc giám định hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ vô cùng quan trọng để giúp chủ sở hữu cũng như cơ quan chức năng xác định hành vi xâm phạm của bên thứ 3 từ đó làm căn cứ để tiến hành một trong các biện pháp hành chính, dân sự, hình sử để xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Việc giám định được thực hiện tại Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ. Hồ sơ giám định gồm:
- Đơn yêu cầu giám định;
- Giấy ủy quyền (trường hợp giám định thông qua tổ chức đại diện tiến hành);
- Bản sao chứng thực văn bằng bảo hộ;
- Tài liệu chứng minh hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (Mẫu vật hoặc ảnh chụp vật phẩm có chứa đối tượng yêu cầu giám định);
- Chứng từ nộp phí giám định;
Bước 2: Gửi công văn tới chủ thể xâm phạm quyền
Đây là bước xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tự thỏa thuận giữa hai bên. Tuy đây không phải là bước bắt buộc phải thực hiện, sau khi có kết luận giám định thì chủ sở hữu nên gửi thư cảnh báo tới chủ thể vi phạm để nhằm mục đích: yêu cầu họ chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ ngay lập tức để dừng lại hành vi vi phạm đồng thời cũng tránh thiệt hại có thể tiếp tục xảy ra.
Trong trường hợp khi đã gửi thư cảnh báo mà chủ thể vi phạm không chịu chấm dứt hành vi xâm phạm, vẫn tiếp tục thực hiện thì bạn thực hiện tiếp bước tiếp theo dưới.
Bước 3: Áp dụng các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Trong trường hợp bên vi phạm không tự động chấm dứt hành vi xâm phạm sau khi nhận được thư khuyến cáo từ chủ sở hữu, chủ sở hữu có thể tiến hành nộp yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tới cơ quan chức năng như Tòa án nhân dân để yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành xử lý và buộc bên xâm phạm khắc phúc hậu quả, bồi thương thiệt hại…
Pháp luật hiện nay quy định về về cách xử lý tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ bao gồm 3 biện pháp chính: truy cứu trách nhiệm hình sự, dân sự và biện pháp xử phạt hành chính. Ba biện pháp xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ này khác nhau khá rõ ràng