Tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân
Mục lục
Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có thể tự đi đăng ký hoặc uỷ quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân. Bài viết dưới đây, Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ tư vấn đặc điểm pháp lý cũng như cách thức thực hiện thủ tục đăng ký công ty. Mong rằng bài tư vấn của Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ hữu ích đối với các bạn.
Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân là gì?
Bên cạnh những dấu hiệu chung của một doanh nghiệp kinh doanh thì doanh nghiệp tư nhân còn có những dấu hiệu nhận diện riêng:
Thứ nhất, do một cá nhân làm chủ sở hữu.
Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân Việt Nam hoặc người nước ngoài đầu tư vốn, thành lập và làm chủ. Tất cả cá nhân đều có quyền thành lập công ty tư nhân trừ những cá nhân không có quyền thành lập, quản lý công ty tại Việt Nam.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quản lý điều hành công ty; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp; có quyền quyết định bán, cho thuê, giải thể doanh nghiệp…
Sở dĩ chủ sở hữu công ty tư nhân có toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh vì chủ sở hữu công ty tư nhân là cá nhân duy nhất đầu tư toàn bộ vốn để hình thành công ty. Do đó, chủ sở hữu không phải chia sẻ quyền năng “định đoạt, sử dụng” công ty tư nhân với bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.
Thứ hai, không có tư cách pháp nhân.
Công ty tư nhân do một cá nhân đầu tư vốn và làm chủ. Chủ công ty tư nhân có quyền sở hữu tài sản đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập. Do vậy, công ty tư nhân không đủ điều kiện để được công nhận là pháp nhân.
Thứ ba, chủ công ty tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty tư nhân không có tư cách pháp nhân, không có tài sản riêng nên trách nhiệm tài sản đối với đối tác, khách hàng, chủ nợ, những người có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm. Chịu trách nhiệm tài sản vô hạn trong kinh doanh có nghĩa là chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của công ty bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình bao gồm cả tài sản chủ sở hữu đã đầu tư vào công ty và tài sản không đầu tư vào công ty.
Thứ tư, không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào.
Quy định này đã hạn chế quyền huy động vốn để đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh của chủ công ty tư nhân. Điều đó có nghĩa là nếu công ty muốn đầu tư mới, phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh thì huy động vốn bằng cách chủ sở hữu đầu tư thêm vốn vào công ty hoặc đi vay tài chính và có thể có những khoản thu hút vốn đầu tư khác từ việc được tặng cho, thừa kế tài sản…
Quy trình các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào?
Quá trình các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân được diễn ra như sau:
Bước 1: Soạn hồ sơ
Khi thành lập công ty tư nhân cần, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:
- Đơn yêu cầu thành lập công ty tư nhân theo mẫu quy định;
- Bản sao y công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực (đối với công dân Việt Nam), hộ chiếu nước ngoài (đối với người nước ngoài) của chủ doanh nghiệp;
- Giấy ủy quyền (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký và nhận kết quả
Cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ như trên và nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở và tự chịu trách nhiệm về nội dung trong bộ hồ sơ đăng ký.
Bước 3: Trả kết quả
Phòng đăng ký kinh doanh tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký và cấp Giấy chứng nhận trong thời gian quy định. Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân diễn ra như thế nào?
Văn phòng đăng ký bản quyền thực hiện dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp tư nhân theo các bước sau:
Bước 1: Tư vấn
Tiếp nhận thông tin và nhu cầu của khách hàng để tư vấn và giải đáp các vấn đề, như lợi ích khi đăng ký; hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp…
Bước 2: Chuẩn bị giấy tờ
Khách hàng cần cung cấp đầy đủ thông tin và giấy tờ liên quan để phục vụ quá trình soạn thảo đơn đăng ký công ty và các giấy tờ liên quan.
Bước 3: Phân công thực hiện
Phân công Luật sư, Chuyên viên pháp lý thay mặt khách hàng nộp hồ sơ, theo dõi quá trình giải quyết cũng như cập nhập tình hình đăng ký doanh nghiệp cho khách hàng.
Bước 4: Giao Giấy chứng nhận
Bàn giao bản chính Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho khách hàng sau khi hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Bước 5: Thực hiện dịch vụ về thuế
Khi khách hàng có nhu cầu làm dịch vụ pháp lý về thuế, kế toán sổ sách, in hóa đơn, khắc dấu và chữ ký số, chúng tôi sẽ tư vấn, hỗ trợ thực hiện các thủ tục pháp lý thuế ban đầu khi mới thành lập công ty.