Tư vấn chi tiết cách đăng ký nhãn hiệu hiện nay
Mục lục
Đăng ký nhãn hiệu là một thủ tục mà cá nhân, tổ chức cần thực hiện để xác nhận quyền sở hữu công nghiệp của mình đối với nhãn hiệu đó. Chính vì thế, việc bảo vệ nhãn hiệu thông qua cách đăng ký nhãn hiệu không chỉ là việc nên làm mà còn là điều kiện cần và đủ giúp công ty tiến sâu vào thị trường, tạo được nền tảng cho sự phát triển về sau.
1. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Thành phần hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm những giấy tờ như sau:
- Tờ khai bảo hộ nhãn hiệu;
- Mẫu nhãn hiệu đăng ký độc quyền;
- Danh sách ngành dịch vụ, loại hàng hóa mang nhãn hiệu;
- Giấy ủy quyền;
- Giấy tờ chứng minh quyền đăng ký;
- Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên;
- Bản sao chứng từ phí, lệ phí đã thanh toán qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp vào tài khoản Cục Sở hữu trí tuệ.
2. Hướng dẫn điền mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu
Nhìn chung, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ được điền như sau:
Thứ nhất, phần nhãn hiệu
Gồm 03 mục như sau:
- Mục dán “Mẫu nhãn hiệu” cần bảo hộ: Kích thước không vượt quá khổ 80mm × 80mm;
- Mục “Loại nhãn hiệu yêu cầu đăng ký”: Đánh dấu “x” vào ô vuông tương ứng với loại hình nhãn hiệu cần bảo hộ (nhãn hiệu tập thể, liên kết hoặc chứng nhận)
- Mục “Mô tả nhãn hiệu”: Trình bày đúng màu sắc cần được bảo hộ; chỉ rõ những yếu tố cấu thành và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu.
Thứ hai, phần chủ đơn
Điền đầy đủ thông tin chủ đơn. Nếu có chủ đơn khác thì sẽ được khai thêm tại trang bổ sung.
Thứ ba, đại diện chủ đơn
Tích vào ô tương ứng với các loại đối tượng đại diện của chủ đơn, đó có thể là đại diện theo pháp luật, tổ chức dịch vụ được ủy quyền hoặc người khác được ủy quyền.
Thứ tư, mục yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
Nếu có yêu cầu thì tích vào ô vuông tương ứng, đó có thể là hưởng quyền ưu tiên theo diện đơn đầu tiên nộp tại Việt Nam, theo công ước Paris hoặc thỏa thuận khác. Và điền thông tin về số đơn, ngày nộp đơn và nước nộp đơn vào cột bên cạnh.
Thứ năm, phần phí, lệ phí
Tích vào ô vuông ứng với các khoản chi phí đã nộp, điền số đã tiền nộp vào cột bên cạnh.
Thứ sáu, mục tài liệu có trong đơn
Tích vào ô tương ứng với tài liệu có trong bộ hồ sơ và điền thông tin theo yêu cầu.
Thứ bảy, mục danh mục và phân nhóm
Cần liệt kê loại hàng hóa, ngành dịch vụ mang nhãn hiệu. Việc phân nhóm theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo thỏa ước Ni-xơ.
Thứ tám, mục tóm tắt đặc tính của hàng hóa/dịch vụ
Khi thuộc nhãn hiệu chứng nhận thì cần điền điền mục này. Khi đó, cần điền chất lượng, nguồn gốc địa lý, đặc tính khác.
Thứ chín, mục cam kết
Khi chủ đơn là cá nhân thì ký và ghi rõ họ tên. Nếu là tổ chức thì phải ghi rõ chức vụ và có dấu xác nhận của tổ chức đó.
3. Quy trình đăng ký sở hữu nhãn hiệu
Đăng ký bảo hộ sở hữu nhãn hiệu theo các bước như sau:
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Quá trình này giúp đánh giá nhãn hiệu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam cho cùng loại sản phẩm/dịch vụ không? Có thể vào website sở hữu công nghiệp của Cục sở hữu trí tuệ để tra thông tin hoặc gửi mẫu nhãn hiệu cho các đơn vị dịch vụ pháp lý thực hiện tra cứu.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng những giấy tờ được liệt kê như trên. Mọi thông tin cần được điền chính xác và kỹ lưỡng.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký, theo dõi quá trình và nhận kết quả
Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ. Sau khi cán bộ tiếp nhận, hồ sơ sẽ được tiến hành:
- Thẩm định hình thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: Kiểm tra việc tuân thủ về hình thức đối với đơn đăng ký, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không? Khi đơn đăng ký nhãn hiệu hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
- Công bố đơn: Khi đơn hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp;
- Thẩm định nội dung: Đánh giá nhãn hiệu nêu trong đơn có đáp ứng các điều kiện bảo hộ không? Qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng;
- Ra quyết định đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: Nếu nhãn hiệu nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Ngược lại, nếu đáp ứng yêu cầu bảo hộ và đã nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ.