Tìm hiểu quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp
Mục lục
1. Quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp được quy định chi tiết trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2022). Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của cá nhân hoặc tổ chức đối với tài sản trí tuệ của mình, bao gồm quyền tác giả, các quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Theo đó, hai loại quyền này được định nghĩa như sau:
“Quyền tác giả là quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu (theo khoản 2 Điều 4 Luật này).
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh (khoản 4 Điều 4 Luật này).”
2. Quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp có gì giống nhau?
Dưới đây là những điểm tương đồng giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp:
- Cả hai đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ;
- Cùng chung mục tiêu bảo vệ thành quả sáng tạo;
- Đều được pháp luật bảo vệ một cách nghiêm ngặt;
- Không được bảo hộ nếu vi phạm các quy định pháp luật hoặc chuẩn mực đạo đức.
Xem thêm: Đăng ký bảo hộ logo độc quyền và những điều cần biết
3. Sự khác nhau giữa quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Để phân biệt quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, bạn có thể xem xét các tiêu chí sau:
3.1. Thứ nhất về định nghĩa
Quyền tác giả: Là quyền của người tạo ra tác phẩm hoặc cá nhân/tổ chức sở hữu tác phẩm đó.
Quyền sở hữu công nghiệp: Là quyền của cá nhân hoặc tổ chức sáng tạo hoặc sở hữu các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, chỉ dẫn địa lý và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
3.2. Thứ hai về căn cứ bảo hộ
Quyền tác giả: Được bảo hộ ngay khi tác phẩm được tạo ra và thể hiện dưới một hình thức cụ thể.
Quyền sở hữu công nghiệp: Được bảo hộ thông qua văn bằng bảo hộ cho các đối tượng như sáng chế, nhãn hiệu, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp và chỉ dẫn địa lý, ngoại trừ nhãn hiệu nổi tiếng. Tên thương mại được bảo hộ dựa trên việc sử dụng hợp pháp, còn bí mật kinh doanh được bảo vệ khi chủ thể sở hữu hợp pháp và thực hiện việc giữ bí mật.
3.3. Thứ ba về hình thức bảo hộ:
Quyền tác giả: Chỉ bảo vệ về mặt hình thức của tác phẩm.
Quyền sở hữu công nghiệp: Bảo vệ cả nội dung và uy tín thương mại.
3.4. Thứ tư về nội dung bảo hộ
Quyền tác giả: Bao gồm quyền nhân thân liên quan đến tác giả, quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản.
Quyền sở hữu công nghiệp: Gồm quyền tài sản và riêng với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí còn bảo vệ cả quyền của người sáng tạo ra chúng.
3.5. Thứ năm về thời hạn bảo hộ
Quyền tác giả: Quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn (trừ quyền công bố tác phẩm). Quyền tài sản và quyền công bố có thời hạn bảo hộ nhất định và không được gia hạn.
Quyền sở hữu công nghiệp: Được bảo hộ trong khoảng thời gian nhất định, và một số đối tượng có thể được gia hạn bảo hộ.
4. Đơn vị hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp
Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, Văn phòng Đăng ký bản quyền tự hào là đơn vị uy tín trong việc cung cấp dịch vụ liên quan đến quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp, cam kết đảm bảo chất lượng. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ chính bao gồm:
- Tư vấn về quy trình và các bước cần thiết để đăng ký bảo hộ;
- Hướng dẫn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu cần thiết cho việc đăng ký;
- Thay mặt Khách hàng nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đại diện nhận văn bằng bảo hộ và chuyển lại cho Khách hàng;
- Soạn thảo công văn trả lời khi phát sinh tranh chấp quyền với các chủ đơn khác.