Tìm hiểu những hành vi vi phạm bản quyền? Cách xử lý khi phát hiện
Mục lục
Gần đây, hành vi vi phạm bản quyền tác giả ngày càng trở nên phổ biến, gây bức xúc trong dư luận. Để ngăn ngừa và xử lý hành vi vi phạm quyền tác giả, pháp luật đã có những quy định rõ những hành vi được xem là vi phạm bản quyền để làm căn cứ xử lý. Cụ thể như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Văn phòng đăng ký bản quyền để nắm rõ thông tin.
1. Những hành vi được xem là vi phạm bản quyền
Hành vi vi phạm bản quyền có thể hiểu là hành vi chiếm đoạt, sao chép, mạo danh tác giả, công bố tác phẩm, phân phối tác phẩm, sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào mà không có sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu.
Cụ thể, các hành vi vi phạm bản quyền được quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2005, 2009 và 2022 như sau:
- Xâm phạm đến quyền nhân thân của tác giả, như: quyền đặt tên, đứng tên trên tác phẩm, công bố tác phẩm,…
- Xâm phạm đến quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu, như: làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn, phân phối, bán, cho thuê,…
- Không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ theo quy định về xin phép, trả tiền bản quyền,…
- Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do chính tác giả, chủ sở hữu tác phẩm thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình,…
- Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền tác giả mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm bản quyền theo quy định của pháp luật;
- Cố ý thực hiện hành vi phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả,…
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của công ty cung cấp dịch vụ trung gian,…
2. Cách xử lý khi phạt hiện hành vi vi phạm bản quyền
Nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm của mình, chủ sở hữu có thể xử lý như sau:
Bước 1: Phân tích hành vi xâm phạm
Phân tích hành vi có dấu hiệu xâm phạm để thu thập chứng cứ vi phạm. Từ đó xác minh có hành vi xâm phạm bản quyền tác giả hay không? Khi có hành vi xâm phạm thật sự thì mới tính đến các bước tiếp theo để xử lý hành vi này.
Bước 2: Gửi thư cảnh báo
Gửi thư cảnh báo nhằm nhắc nhở bên vi phạm chấm dứt hành vi và cũng như tạo cơ hội cho hai bên có thể thương lượng phương án giải quyết dễ dàng, giảm bớt thủ tục phức tạp.
Khi đã gửi thư cảnh báo mà bên vi phạm chấm dứt hành vi, hai bên thỏa thuận thống nhất tự giải quyết và đền bù nếu có thiệt hại thì dừng ở bước này.
Khi bên xâm phạm không chấm dứt hành vi bản quyền thì nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.
Bước 3: Nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm bản quyền
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vi phạm quyền tác giả là Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy Ban Nhân Dân các cấp. Tùy vào mức độ và tính chất vi phạm mà chủ thể thực hiện hành vi sẽ bị áp dụng mức xử phạt khác nhau, có thể là biện pháp dân sự, hành chính, hình sự.
3. Dịch vụ hỗ trợ pháp lý
Văn phòng đăng ký bản quyền tự tin là một trong những đơn vị dịch vụ pháp lý về sở hữu trí tuệ uy tín và tốt nhất hiện nay. Tại đây, mọi thắc mắc hoặc khó khăn liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, chúng tôi đều có thể dễ dàng tư vấn và hỗ trợ giải quyết, như: tư vấn xử lý hành vi xâm phạm bản quyền, đăng ký bảo hộ bản quyền,… Bạn có thể dễ dàng liên hệ với chúng tôi qua hotline, email hoặc đến trực tiếp tại Văn phòng. Khi thực hiện dịch vụ tại Văn phòng đăng ký bản quyền, bạn hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng dịch vụ cũng như kết quả đem lại.