Cùng tìm hiểu về đăng ký quyền tác giả
Mục lục
Đăng ký quyền tác giả được hiểu là quá trình đăng ký một tác phẩm sáng tạo hoặc sở hữu trí tuệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi chính đáng của tác giả hoặc chủ sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm đó. Việc đăng ký bản quyền thường được thực hiện bởi các nhà nhà văn, nhà thiết kế, nhà nhiếp ảnh hoặc bất kỳ ai sở hữu tác phẩm có tính sáng tạo như sách, bài viết, bản nhạc, phim ảnh, phần mềm, hình ảnh,… Hãy cùng Văn phòng đăng ký bản quyền tìm hiểu chi tiết nội dung này thông qua bài viết dưới đây.
1. Lợi ích đăng ký quyền tác giả là gì?
Việc đăng ký bản quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc nhưng lại là điều vô cùng cần thiết mà bất kỳ tác giả hoặc chủ sở hữu trí tuệ nào cũng cần thực hiện. Việc đăng ký bản quyền sẽ đem lại những lợi ích như sau:
- Được công nhận đối với tác phẩm trí tuệ mà tác giả đã bỏ ra công sức, thời gian, tiền bạc để sáng tạo ra;
- Được cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả đối với tác phẩm – Đây là giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tác phẩm đăng ký bảo hộ;
- Tuyên bố công khai với mọi người về quyền sở hữu hợp pháp tác phẩm. Nếu cá nhân, tổ chức khác muốn sử dụng hoặc sao chép thì bắt buộc phải xin phép và được sự đồng ý của chủ sở hữu. Nếu không, tùy vào tính chất và mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý hành chính, dân sự hoặc hình sự;
- Hạn chế được tình trạng đạo văn, sao chép, mạo danh tác giả, chiếm đoạt tác phẩm, làm tác phẩm phát sinh khi chưa được cho phép,…
- Không cần đưa ra bằng chứng để chứng minh bản thân là tác giả, chủ sở hữu tác phẩm khi có tranh chấp xảy ra trong tương lai, trừ khi có bằng chứng ngược lại;
- Dễ dàng thực hiện quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm đã được đăng ký bảo hộ,…
2. Đăng ký đăng ký quyền tác giả diễn ra như thế nào?
Sau khi hoàn thiện tác phẩm, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm xác định thể loại tác phẩm dự định đăng ký quyền tác giả, đó có thể là tác phẩm văn học, tác phẩm báo chí, tác phẩm kiến trúc,… Sau đó thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký
Cần chuẩn bị những giấy tờ như bên dưới để nộp cho cơ quan có thẩm quyền:
- Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả;
- Bản sao tác phẩm dự định đăng ký bản hộ;
- Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn được uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn khi người nộp đơn được hưởng quyền nộp đơn của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý đăng ký bảo hộ của đồng tác giả, đồng chủ sở hữu, nếu có đồng tác giả; thuộc sở hữu chung.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký
Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện tại Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối, Cục Bản quyền tác giả sẽ ra thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn để sửa đổi, bổ sung.
3. Hỗ trợ đăng ký quyền tác giả
Văn phòng đăng ký bản quyền thực hiện toàn bộ dịch vụ pháp lý liên quan đến đăng ký bản quyền, như:
- Hỗ trợ tra cứu thông tin liên quan đến việc đăng ký;
- Tư vấn và đại diện Khách hàng soạn thảo hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký;
- Khiếu nại những quyết định cấp, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận bản quyền tác giả sai phạm;
- Tư vấn và phối hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm. Tham gia tố tụng tại Tòa án nhân dân với tư cách là Luật sư bảo vệ lợi ích Khách hàng,…