Tìm hiểu chung về thủ tục đăng ký kịch bản
Mục lục
Ngày nay, nền điện ảnh đã trở thành công cụ giải trí hiệu quả nhất của xã hội hiện đại. Hàng loạt các tác phẩm điện ảnh được ra đời với quy mô và độ đầu tư hoành tráng. Tất cả các khâu đều được chuẩn bị chỉnh chu mà đặc biệt là phần kịch bản. Do đó mà thủ tục đăng ký kịch bản là vấn đề rất đáng được lưu tâm. Vì chỉ cần phần kich bản bị xâm phạm hoặc ảnh hưởng thì tác phẩm điện ảnh đó không thể nào thành công.
Kịch bản và thủ tục đăng ký kịch bản
Thực tế tồn tại nhiều trường hợp ngang nhiên sao chép, ăn cắp ý tưởng kịch bản. Vì vậy, đăng ký bản quyền kịch bản là vấn đề được nhiều đạo diễn, nhà sản xuất cực kỳ lưu tâm.
Kịch bản là gì?
Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, điện ảnh hay truyền hình thì đều có những đặc thù, đặc trưng và tính chất riêng. Vì thế, khái niệm kịch bản được sử dụng một cách linh hoạt tùy thuộc vào lĩnh vực áp dụng. Về định nghĩa chung trong ngành nghề này thì kịch bản được hiểu là vở kịch ở dạng văn bản.
Quyền sở hữu trí tuệ đối với kịch bản
Pháp luật về sở hữu trí tuệ công nhận kịch bản là một đối tượng cần được bảo hộ. Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì quyền tác giả sẽ bảo hộ kịch bản dưới dạng một tác phẩm văn học nghệ thuật. Việc bảo hộ này được xác lập một cách tự động kể từ lúc tác phẩm được sáng tạo. Vì theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật này thì Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Có bắt buộc đăng ký kịch bản không?
Như đã nói, kịch bản sẽ được tự động bảo hộ bằng quyền tác giả mà không cần thiết phải đăng ký. Tuy nhiên nếu xét về tính pháp lý thì những chủ thể liên quan được khuyến khích nên đăng ký để được cấp văn bằng bảo hộ để đề phòng trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu phát sinh trong tương lai.
Theo quy định tại Điều 49 có thể hiểu thủ tục đăng ký kich bản là là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả. Lợi ích thiết thực của thủ tục này được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và sẽ không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
Lưu ý khi đăng ký kịch bản
Việc thực hiện đăng ký kịch bản sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình sản xuất sau đó. Do đó cần phải có sự tỉ mỉ và độ chính xác rất cao trong từng công đoạn tiến hành.
Ai có quyền thực hiện đăng ký kịch bản?
Tác giả của kịch bản, chủ sở hữu quyền tác giả đối với kịch bản có quyền nộp đơn đăng ký trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện đăng ký bản quyền kịch bản với cơ quan có thẩm quyền để xác lập quyền đối với tài sản trí tuệ của mình.
Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền kịch bản ở đâu?
Người thực hiện đăng ký bản quyền cho kịch bản buộc phải nộp hồ sơ đúng chuẩn đến Cục bản quyền tác giả. Hồ sơ có thể được gửi đến trụ sở chính tại thành phố Hà Nội hoặc 02 văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.