Hướng dẫn đăng ký bản quyền youtube năm 2021
Mục lục
Trong thời buổi hiện nay, youtube ngày càng được nhiều người biết đến và quan tâm bởi chức năng cũng như khả năng kiếm tiền trên youtube. Là trang web chứa đựng lượng video nhiều nhất do các youtuber – người sáng tạo nội dung video sẽ thực hiện việc quay, dựng và đăng tải nội dung lên youtube. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đăng ký bản quyền youtube, mong rằng sẽ hữu ích với các bạn.
Đăng ký bản quyền youtube có bắt buộc không?
Đăng ký bản quyền youtube được hiểu là việc người tạo ra video hoặc chủ thể sở hữu các video trên youtube sẽ thực hiện đăng ký bảo hộ độc quyền các video. Theo khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được bổ sung, sửa đổi năm 2009 và năm 2019 thì bản quyền video trên youtube sẽ được phát sinh kể từ khi video được sáng tạo ra và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định mà không có sự phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ hoặc đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Như vậy, việc đăng ký bản quyền youtube không bắt buộc phải thực hiện. Tuy nhiên, nếu thực hiện thủ tục đăng ký tác phẩm với Cục Bản quyền tác giả thì sẽ đảm bảo được quyền lợi của chủ sở hữu hơn. Bởi một khi có sự tranh chấp quyền video trên youtube xảy ra thì bạn không có cần phải đưa ra các bằng chứng để chứng minh quyền tác giả thuộc về mình, trừ khi có chứng cứ ngược lại (tham khảo Điều 49 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được bổ sung, sửa đổi năm 2009 và năm 2019).
Hướng dẫn đăng ký bản quyền trên youtube?
Để đăng ký bản quyền trên youtube, chủ sở hữu có thể lựa chọn hai biện pháp để thực hiện:
Thứ nhất, đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền tác giả
Quy trình đăng ký được thực hiện theo thứ tự dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Các bạn chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng những giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký bản quyền cho video;
- 02 đĩa CD chứa nội dung video mà bạn dự định đăng ký;
- CMND/CCCD/hộ chiếu; GCN đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy chứng minh quyền của người nộp đơn đăng ký;
- Giấy tờ đồng ý của các chủ sở hữu;
- Giấy ủy quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký
Theo khoản 1 Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, nộp những giấy tờ trên tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng).
Lưu ý: Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.
Bước 3: Nhận kết quả đăng ký
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Nếu bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho video trên youtube thì các bạn sẽ nhận được thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Thứ hai, đăng ký trên youtube
Đăng ký trên youtube được hiểu là đăng ký qua chương trình nhận dạng nội dung (Content ID) của youtube. Cụ thể là các bạn cần điền các thông tin trên mẫu đăng ký Content ID youtube và đợi Youtube xét duyệt.
Dịch vụ hướng dẫn đăng ký bản quyền youtube gồm nội dung gì?
Một trong những nội dung tư vấn pháp lý là hướng dẫn đăng ký bản quyền youtube, gồm các nội dung như:
- Tư vấn thủ tục đăng ký bản quyền youtube có bắt buộc không;
- Tư vấn những lợi ích nhận được khi đăng ký bản quyền video;
- Tư vấn các cách đăng ký bản quyền trên youtube;
- Tư vấn các biện pháp để bảo vệ các quyền lợi của bản thân khi có các hành vi xâm phạm quyền…