Thủ tục đăng ký bảo hộ logo mới nhất 2022
Mục lục
Logo là một trong các yếu tố giúp người tiêu dùng nhận diện hàng hóa, dịch vụ của công ty với các đối thủ cạnh tranh khác. Việc đăng ký bảo hộ logo là cần thiết nhằm hạn chế sự xâm phạm thương hiệu của các doanh nghiệp đối thủ. Tuy nhiên, thủ tục đăng ký bảo hộ lại khác phức tạp và tốn nhiều thời gian. Vì vậy, chúng tôi xin làm rõ quy trình đăng ký bảo hộ thông qua bài viết dưới đây.
1. Logo là gì? Đăng ký bảo hộ logo dưới hình thức nào?
Logo là thiết kế gồm các phần tử đồ họa, ký hiệu hoặc biểu tượng được dùng để quảng bá hình ảnh của công ty hay của một sản phẩm, dịch vụ cụ thể nào đó. Logo được dùng để nhận dạng các tổ chức, doanh nghiệp khác nhau cùng hoạt động trong một lĩnh vực.
Theo pháp luật sở hữu trí tuệ, logo có thể được đăng ký bảo hộ dưới hai hình thức:
- Tác phẩm mĩ thuật ứng dụng: là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp. Các tác phẩm mĩ thuật ứng dụng gồm: thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.
- Nhãn hiệu: dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dựa vào mục đích sử dụng, nhãn hiệu được phân loại thành nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết.
Tuy nhiên, nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi doanh nghiệp đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo nguyên tắc người nộp đơn đầu tiên. Ngược lại, quyền sở hữu đối với tác phẩm mĩ thuật ứng dụng mặc nhiên được bảo hộ khi tác phẩm hoàn thành. Thêm nữa, thủ tục đăng ký nhãn hiệu mất nhiều thời gian hơn (từ 18 – 24 tháng). Vì vậy, doanh nghiệp nên đăng ký quyền sở hữu logo theo hình thức “tác phẩm mĩ thuật ứng dụng”.
2. Hồ sơ cần thiết để thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ
Theo Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Điều 36 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký bảo hộ gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả.
- 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả.
- Tuyên bố của tác giả.
- Văn bản ủy quyền cho người đại diện thực hiện thủ tục.
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
3. Quy trình đăng ký nhận văn bằng bảo hộ logo
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Trước khi thực hiện hồ sơ bảo hộ logo, cần kiểm tra đánh giá logo của doanh nghiệp có vô tình bị trùng, tương tự các logo đã được đăng ký trước đó hay không. Trong trường hợp trùng, tương tự cần tư vấn doanh nghiệp sửa đổi, thiết kế lại logo.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký quyền tác giả logo là Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục. Theo đó, hồ sơ sẽ được nộp trực tiếp hoặc gửi thông qua đường bưu điện. Thời gian giải quyết là 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau thời hạn 15 ngày xem xét, Cục Bản quyền sẽ thông báo xác nhận logo đủ điều kiện đăng ký bảo hộ. Doanh nghiệp sẽ nhận được văn bằng bảo hộ khi nộp đầy đủ phí, lệ phí theo quy định pháp luật.
4. Nên sử dụng dịch vụ tư vấn bảo hộ logo của đơn vị nào?
Có thể thấy, thủ tục đăng ký bảo hộ logo khá phức tạp. Vì vậy, để tiết kiệm, doanh nghiệp nên lựa chọn sử dụng dịch vụ tư vấn của các đơn vị có nhiều kinh nghiệm.
Với nhiều luật sư xuất sắc trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Văn phòng đăng ký bản quyền tự tin có thể hỗ trợ quý doanh nghiệp hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Chúng tôi cam kết mức phí dịch vụ hợp lý, tương xứng với chất lượng và không phụ thu thêm bất kỳ chi phí nào khác.