Thành phần hồ sơ khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp mới thành lập 2024
Mục lục
Đăng ký thuế ban đầu là thủ tục quan trọng mà doanh nghiệp cần sớm hoàn thành ngay sau khi thành lập. Trước khi đăng ký, bạn cần nắm rõ hồ sơ khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp mới thành lập. Người nộp thuế sau khi thực hiện đăng ký thuế, cơ quan thuế sẽ cấp cho một mã số thuế. Mã số thuế đồng thời là mã số đăng ký kinh doanh của công ty.
1. Hồ sơ khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp mới thành lập năm 2024
Theo quy định tại Điều 31 Luật quản lý thuế 2019, người nộp thuế đăng ký thuế ban đầu cho doanh nghiệp mới thành lập cùng với đăng ký doanh nghiệp thì hồ sơ đăng ký thuế chính là hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Mỗi loại hình doanh nghiệp kinh doanh sẽ yêu cầu bộ hồ sơ đăng ký Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp khác nhau, cụ thể như sau:
1.1. Doanh nghiệp tư nhân
- Giấy yêu cầu thành lập công ty;
- Bản sao y giấy căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu của chủ công ty tư nhân.
1.2. Công ty hợp danh
- Giấy yêu cầu thành lập công ty;
- Dự thảo điều lệ mở công ty;
- Danh sách thành viên;
- Bản sao y giấy cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu của thành viên;
- Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài.
1.3. Công ty TNHH một thành viên hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Giấy yêu cầu thành lập công ty;
- Dự thảo điều lệ mở công ty;
- Danh sách thành viên;
- Bản sao y giấy cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu của những thành viên công ty là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ pháp lý của thành viên là tổ chức; căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
- GCN đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
1.4. Công ty cổ phần
- Giấy yêu cầu thành lập công ty;
- Dự thảo điều lệ mở công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập;
- CCCD/CMND/hộ chiếu của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ pháp lý của cổ đông là tổ chức; căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền;
- Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài.
1.5. Người nộp thuế là tổ chức
Trường hợp người nộp thuế là tổ chức đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì hồ sơ đăng ký thuế bao gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế;
- Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động, quyết định thành lập, GCN đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ tương đương khác do cơ quan có thẩm quyền cấp phép còn hiệu lực;
- Các giấy tờ khác có liên quan.
2. Lợi ích khi dùng dịch vụ đăng ký thuế ban đầu khi thành lập doanh nghiệp
Khi sử dụng dịch vụ đăng ký thuế ban đầu tại Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền, bạn sẽ nhận được những lợi ích như:
- Được tư vấn chi tiết và định hướng tất cả các bước cần thiết trước và sau khi đăng ký thuế ban đầu;
- Xác định rõ ràng lộ trình, thời gian thực hiện và chi phí cho từng bước thực hiện thủ tục;
- Mọi giấy tờ, thủ tục đăng ký thuế sẽ được hoàn thiện đầy đủ và nhanh chóng nhất. Giúp tránh tình trạng chủ công ty phải đi lại nhiều lần và hồ sơ bị thiếu sót;
- Chúng tôi đảm bảo có thể tiết kiệm tối đa chi phí lẫn thời gian trong quá trình hoàn thiện, nộp hồ sơ. Và sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện;
- Sau khi đăng ký thuế xong, chúng tôi vẫn hỗ trợ các vấn đề pháp lý sau khi đăng ký thuế thành công, như: đăng ký tờ khai, nộp tờ khai,…
3. Nội dung thực hiện dịch vụ đăng ký thuế ban đầu
Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền thực hiện dịch vụ đăng ký thuế ban đầu chủ yếu những nội dung sau:
- Tư vấn chi tiết hồ sơ, thủ tục và thời gian được cấp mã số thuế công ty;
- Tư vấn thời hạn kê khai, nộp tờ khai và mức thuế ban đầu cần phải đóng;
- Tư vấn các phương pháp kê khai, nộp thuế phù hợp với quy mô cũng như loại hình doanh nghiệp;
- Hướng dẫn các thủ tục lập hóa đơn điện tử và các lưu ý khi sử dụng hóa đơn điện tử,…