Thành lập doanh nghiệp dễ dàng trong 04 bước
Mục lục
Thành lập doanh nghiệp hợp pháp lý một trong những tiền đề tất yếu để có thể phát triển hoạt động kinh doanh. Để có thể xây dựng nền tảng pháp lý vững chắc ban đầu cho doanh nghiệp, bạn cần thực hiện các thủ tục theo đúng trình tự và quy định của pháp luật hiện hành. Tìm hiểu ngay các thông tin pháp lý doanh nghiệp liên quan đến vấn đề này ngay trong nội dung bài viết dưới đây của Phan Law Vietnam.
Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Tùy thuộc vào mục đích kinh doanh cũng như khả năng hiện có để bạn có thể lựa chọn loại hình phù hợp khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Hiện tại, có một số loại hình doanh nghiệp cơ bản được pháp luật công nhận bảo hộ bao gồm:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty hợp danh
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Công ty cổ phần
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp phù hợp
Mỗi loại hình doanh nghiệp đều mang các đặc điểm riêng biệt khác nhau. Vì vậy, khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, cần tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn để làm hồ sơ thật chính xác. Về cơ bản, thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sẽ bao gồm các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên, cổ đông
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên, cổ đông
- Bản sao các giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Bước 3: Nộp hồ sơ và theo dõi hồ sơ
Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư nơi đặt trụ sở doanh nghiệp là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ. Bạn có thể thực hiện nộp hồ sơ thông qua các cách như:
- Nộp hồ sơ giấy
- Nộp hồ sơ trực tuyến thông qua hệ thống đăng ký doanh nghiệp
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện
- Nộp hồ sơ thông qua đại diện pháp lý
Bước 4: Hoàn thiện tính pháp lý doanh nghiệp
Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thành công, bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần lưu ý để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động, bạn cần thực hiện thủ tục pháp lý kèm theo như.
Thứ nhất, đăng ký giấy phép kinh doanh
Tùy thuộc vào từng loại hình ngành nghề mà doanh nghiệp quyết định kinh doanh, cần tìm hiểu xem liệu ngành nghề này có thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật hay không.
Thứ hai, tiến hành các thủ tục liên quan
Bạn cần thực hiện các thủ tục như: Thông báo con dấu, đăng ký tài khoản ngân hàng của công ty, đăng ký phát hành hóa đơn và mua hóa đơn, đăng ký phương thức tính thuế…