Tại sao phải đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?
Mục lục
1. Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2022 quy định: “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.”.
2. Tại sao phải đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Các cá nhân, doanh nghiệp cần đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bởi những lý do chính sau:
- Khuyến khích sự sáng tạo: Việc bảo vệ sở hữu trí tuệ được coi là sự công nhận cho những nỗ lực, cống hiến của chủ sở hữu vào hoạt động nghiên cứu để từ đó đưa ra các công nghệ chất lượng hơn, cải tiến kỹ thuật và sản phẩm tiến bộ hơn.
- Thúc đẩy kinh doanh: Việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được lượng lớn tổn thất tiềm ẩn, đồng thời phát triển kinh doanh, khai thác sản phẩm một cách hợp pháp.
- Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng: Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều sản phẩm bị làm giả, kém chất lượng. Vì vậy, để đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp nên đăng ký bảo vệ sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của chính mình. Bên cạnh đó, việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng giúp tăng cường uy tín cho doanh nghiệp.
- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh: Đây là động lực góp phần tăng trưởng doanh thu và phát triển kinh tế đất nước.
- Bảo vệ sở hữu trí tuệ mang lại lợi ích quốc gia: Việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ còn mang ý nghĩa chính trị. Mọi quốc gia đều cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để đủ điều kiện trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, góp phần giúp đất nước hội nhập kinh tế và đưa sản phẩm ra quốc tế.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký bản quyền sáng chế mới nhất
3. Các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hiện nay
Tùy vào từng nhóm sản phẩm mà sẽ có những biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ riêng biệt, cụ thể:
- Các quy trình hay sản phẩm sáng tạo sẽ được bảo hộ theo sáng chế, giải pháp hữu ích.
- Các kiểu dáng sáng tạo, kiểu dáng dệt may được bảo hộ theo kiểu dáng công nghiệp.
- Tên riêng của sản phẩm, dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu để được bảo hộ.
- Mạch bán dẫn được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo thiết kế bố trí hoặc mạch tích hợp bán dẫn.
- Chỉ dẫn hàng hóa có danh tiếng hay chất lượng gắn với xuất xứ địa lý được bảo hộ theo chỉ dẫn địa lý.
- Các bí mật thương mại được bảo hộ thông tin bí mật có giá trị thương mại.
- Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, văn hóa, phần mềm máy tính và sưu tập dữ liệu được bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan.
4. Chế tài xử lý khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 quy định chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp dưới đây để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
“a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
5. Dịch vụ tư vấn tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ của Phan Law Vietnam
Phan Law Vietnam là đơn vị có đội ngũ luật sư giỏi và nhiều năm kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ Khách hàng trong việc giải quyết tranh chấp. Dịch vụ của chúng tôi gồm:
- Tư vấn các quy định pháp luật có liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ.
- Cử luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa giải quyết tranh chấp.
- Giải quyết tranh chấp đối với tên miền, bản quyền.
- Cử luật sư đại thân chủ trong các phiên thương lượng, hòa giải tại tòa án.
- Đại diện Khách hàng làm việc với các cơ quan như: Cục sở hữu trí tuệ, Cục bản quyền, Thanh tra sở hữu trí tuệ…
- Hướng dẫn thu thập các tài liệu, chứng cứ cần thiết phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp.
- Xem xét và làm đơn khiếu nại (nếu cần).