Tác phẩm điện ảnh và nhiếp ảnh khác nhau như thế nào?
Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm nhiếp ảnh đều là những loại hình được bảo hộ quyền tác giả trong phạm vi quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên không phải vì thế mà hai loại hình tác phẩm này tương đồng nhau về mọi mặt. Ngược lại mỗi đối tượng có những đặc trưng và cách thức áp dụng riêng biệt.
Điểm c và điểm h khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định về việc tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh) và các tác phẩm nhiếp ảnh đều là các loại hình tác phẩm được quyền tác giả bảo hộ. Thoạt nhìn cả hai đối tượng này sẽ gần như nhau nhưng tuy nhiên nếu xét về khía cạnh bản chất cũng như trong các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ thì cả hai tác phẩm này gần như không khác biệt.
Cụ thể áp dụng định nghĩa về tác phẩm điện ảnh tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 22/2018/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan thì: “Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.”
Trong khi đó tác phẩm nhiếp ảnh được quy định tại Điều 14 Nghị định này là: “Tác phẩm nhiếp ảnh quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.”