Quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn
Mục lục
Khi tiến hành thủ tục ly hôn tại tòa án có thẩm quyền, một trong những tranh chấp phổ biến và khó khăn trong quá trình giải quyết là các tranh chấp về quyền nuôi con, đặc biệt là tranh chấp quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn. Bài viết dưới đây của Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ tư vấn quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn cho các bạn. Mong rằng bài viết quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn của chúng tôi sẽ giúp ích được cho các bạn.
Thuật ngữ ly hôn được hiểu như thế nào?
Thuật ngữ ly hôn được biết tới là thủ tục chấm dứt mối quan hệ giữa hai vợ chồng khi cả hai người đang còn sống, do cả hai bên vợ chồng thuận tình và được Tòa án có thẩm quyền công nhận thuận tình ly hôn hoặc chỉ do một bên yêu cầu, được Tòa án đưa ra xét xử và phán quyết bằng một bản án ly hôn.
Quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn được quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì về nguyên tắc, quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Nhưng trong hai trường hợp sau thì quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn có thể được giao cho cha trực tiêp nuôi sau khi ly hôn:
Thứ nhất, hai vợ và chồng có thỏa thuận để người chồng trực tiếp nuôi con
Pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của hai vợ chồng. Nên nếu người vợ và chồng có thỏa thuận với nhau để chồng trực tiếp nuôi con và thỏa thuận này phù hợp với lợi ích của con thì Tòa án sẽ tôn trọng sự thỏa thuận đó và quyết định giao con cho người chồng nuôi dưỡng.
Thứ hai, người vợ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục, trông nom, chăm sóc con
Khi người vợ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục, trông nom, chăm sóc con thì Tòa án sẽ xem xét các điều kiện tốt nhất cho con để quyết định giao con cho người chồng. Trong trường hợp này, người chồng cần chuẩn những những bằng chứng để chứng minh bản thân họ có đủ điều kiện điều kiện kinh tế tốt hơn người vợ. Cụ thể chứng minh về:
- Nguồn thu nhập thực tế;
- Công việc ổn định;
- Có nơi cư trú ổn định (nhà ở hợp pháp).
Để chứng minh được điều kiện vật chất, cần cung cấp bằng chứng, tài liệu cho Tòa án các như hợp đồng lao động, bảng lương công ty bạn đang làm việc; giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất đai, sở hữu nhà cửa (sổ đỏ, sổ hồng),….
Bên cạnh chứng minh điều kiện kinh tế, người chồng cần chứng minh bản thân luôn có thời gian để chăm sóc, giáo dục, nuôi dạy và trau dồi tình cảm với con từ trước đến nay. Đặc biệt, chứng minh bản thân không có hành vi bạo lực gia đình,…
Căn cứ vào đó điều kiện kinh tế, điều kiện tinh thần, Tòa án có thẩm quyền sẽ quyết định giao con cho bên có điều kiện tốt nhất để đảm bảo việc nuôi dưỡng, giáo dục, trông nom, chăm sóc con.
Trách nhiệm của người không được trực tiếp nuôi con?
Mặc dù không có quyền nuôi con khi ly hôn nhưng những người không không trực tiếp nuôi con sau ly hôn vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với con như sau:
- Phải luôn luôn tôn trọng quyền của người con khi sống chung với người vợ, người chồng của bạn khi họ trực tiếp nuôi dạy người con;
- Có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người con chưa thành niên, người con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có bất kỳ tài sản nào để tự nuôi mình. Mức cấp dưỡng sẽ do người vợ và người chồng thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thể thỏa thuận được mức cấp dưỡng thì yêu cầu Tòa án giải quyết;
- Có quyền thăm nom người con mà không ai được phép cản trở;
- Không được phép lạm dụng việc đến thăm người con để nhằm mục đích cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi con của người vợ/người chồng của bạn.