Quy định về đăng ký sáng chế mới nhất 2023
Mục lục
1. Sáng chế là gì?
Khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 quy định: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”
Sáng chế cũng là một trong số các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 3 luật này.
Xem thêm: Tư vấn cách đăng ký bản quyền hình ảnh
2. Những đối tượng nào có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế?
Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 quy định các cá nhân, tổ chức dưới đây có quyền đăng ký sáng chế, bao gồm:
- Tác giả tạo ra sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp bằng chi phí và công sức của mình.
- Cá nhân, tổ chức tham gia đầu tư phương tiện vật chất, kinh phí cho tác giả theo dạng thuê việc, giao việc, ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác với điều kiện thỏa thuận đó không trái quy định pháp luật.
Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các cá nhân, tổ chức đó đều có quyền đăng ký với điều kiện tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
Người có quyền đăng ký quy định nêu trên có thể chuyển giao quyền đăng ký cho các cá nhân, tổ chức khác dưới dạng hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
3. Điều kiện đăng ký sáng chế
Dưới đây là những điều kiện cần có để đăng ký sáng chế:
- Có tính mới: Sáng chế được coi là có tính mới nếu nó khác biệt với các sáng chế đã công khai sử dụng trước đó (ở cả trong và ngoài nước). Đây là điều kiện quan trọng cần có để đăng ký sáng chế.
- Có tính sáng tạo: Điều này có nghĩa là sáng chế đó không chỉ là một sự sao chép mà phải có sự sáng tạo riêng biệt.
- Có khả năng áp dụng công nghiệp: Tức là sáng chế đó có thể được ứng dụng trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, hoặc công nghiệp.
Ngoài ra, sáng chế còn được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu đáp ứng được các điều kiện như không phải là hiểu biết thông thường, có khả năng áp dụng công nghiệp và có tính mới.
4. Ý nghĩa của việc đăng ký sáng chế
Việc đăng ký sáng chế mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng:
- Bảo vệ trí tuệ: đảm bảo sáng chế không bị ăn cắp hoặc sao chép một cách trái phép.
- Khuyến khích sự sáng tạo: Sáng chế đã được bảo hộ sẽ làm cho người tạo ra sáng chế đó cảm thấy động viên hơn, tiếp thêm động lực trong việc phát triển các sản phẩm/dịch vụ mới.
- Phát triển kinh tế: Sáng chế độc quyền có thể trở thành nguồn thu nhập lớn cho doanh nghiệp, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
- Bảo vệ người tiêu dùng: Người tiêu dùng có thể tiếp cận những sản phẩm tốt hơn, cải tiến hơn.
- Ngăn chặn xâm phạm: Chủ sở hữu sáng chế có quyền yêu cầu bồi thường đối với mọi hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ.
5. Thủ tục đăng ký sáng chế
Thủ tục đăng bằng sáng chế gồm các bước sau đây:
Bước 1: Tra cứu sáng chế trước khi nộp đơn.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết để đăng ký sáng chế.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký sáng chế.
Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định đơn sáng chế .
Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ sáng chế.
6. Dịch vụ hỗ trợ, tư vấn đăng ký sáng chế tại Phan Law
Phan Law Vietnam là đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký sáng chế uy tín, được đông đảo Quý Khách hàng lựa chọn. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm những nội dung dưới đây:
- Tư vấn về khả năng đăng ký sáng chế, giúp Khách hàng tra cứu sáng chế.
- Hỗ trợ soạn đơn đăng ký sáng chế và chuẩn bị những giấy tờ cần thiết.
- Đại diện Khách hàng đăng ký sáng chế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ, cập nhật tình hình mới nhất cho Khách hàng về quá trình đăng ký sáng chế.