Quy định hiện hành về hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội
Mục lục
Doanh nghiệp xã hội là loại hình công ty có phạm vi hoạt động khá rộng và có mối liên kết với nhiều đối tượng khác nhau. Với mục đích hàng đầu là hoạt động vì xã hội, môi trường. Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký, các bạn cần tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội. Bài viết dưới đây, Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền sẽ tư vấn chi tiết cho các bạn.
1. Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội năm 2024
Hồ sơ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội sẽ tương ứng với từng loại hình kinh doanh, cụ thể như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân
- Giấy yêu cầu thành lập công ty;
- Bản sao y giấy căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu của chủ công ty tư nhân;
- Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do chủ DNTN ký.
Thứ hai, công ty hợp danh
- Giấy yêu cầu thành lập công ty;
- Dự thảo điều lệ mở công ty;
- Danh sách thành viên;
- Bản sao y giấy cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu của thành viên;
- Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài;
- Cam kết thực hiện các mục tiêu xã hội, môi trường do các thành viên hợp danh ký.
Thứ ba, công ty TNHH một thành viên hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Giấy yêu cầu thành lập công ty;
- Dự thảo điều lệ mở công ty;
- Danh sách thành viên;
- Bản sao y giấy cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu của những thành viên công ty là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ pháp lý của thành viên là tổ chức; căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
- GCN đầu tư nước ngoài;
- Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.
Thứ tư, công ty cổ phần
- Giấy yêu cầu thành lập công ty;
- Dự thảo điều lệ mở công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập;
- CCCD/CMND/hộ chiếu của cổ đông sáng lập và cổ đông nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ pháp lý của cổ đông là tổ chức; căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền;
- Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài;
- Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.
2. Quy trình thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thì nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu giấy tờ đầy đủ và hợp lệ theo quy định thì cấp Giấy xác nhận đăng công bố thông tin Cam kết thực hiện các mục tiêu xã hội, môi trường trên Cổng thông tin quốc gia.
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận giấy tờ hồ sơ, nếu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đủ điều kiện thì Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin Cam kết thực hiện mục tiêu vì xã hội, vì môi trường vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và công khai trên Cổng thông tin quốc gia khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bị từ chối thì Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ doanh nghiệp biết.
3. Dịch vụ hỗ trợ pháp lý đăng ký doanh nghiệp uy tín, chất lượng
Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền sẽ thực hiện bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung liên quan đến đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội như sau:
- Tư vấn lựa chọn loại hình công ty, những ưu và nhược điểm của doanh nghiệp để Khách hàng lựa chọn mô hình phù hợp với nhu cầu;
- Tư vấn thủ tục hành chính, các vấn đề liên quan đến nội bộ doanh nghiệp;
- Tư vấn quy định về thuế, các loại thuế cần đóng khi mới mở công ty và các vấn đề liên quan đến thuế sau khi thành lập;
- Đại diện Khách hàng đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu,…