Quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm
Mục lục
1. Quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm
Chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm khi được lưu hành trên thị trường cả trong nước và quốc tế, các sản phẩm sản xuất nội địa hoặc nhập khẩu đều phải tuân thủ thủ tục tự công bố chất lượng sản phẩm.
Việc bắt buộc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng, đồng thời giúp cơ quan chức năng dễ dàng kiểm soát. Đối với các doanh nghiệp, công bố chất lượng không chỉ là trách nhiệm mà còn mang lại nhiều cơ hội kinh doanh, thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Các sản phẩm đã công bố thường nhận được sự chú ý nhiều hơn, tạo được niềm tin nơi khách hàng, khiến họ yên tâm lựa chọn và sử dụng. Ngoài ra, đây còn là một lợi thế cạnh tranh lớn đối với các sản phẩm tương tự chưa được công bố.
Hiện nay, việc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm có hai hình thức: tự công bố và công bố chính thức. Tùy theo từng loại sản phẩm, doanh nghiệp sẽ thực hiện công bố hoặc tự công bố theo quy định của Nhà nước.
Xem thêm: Cách thức để đăng ký bản quyền logo hiệu quả nhất
2. Đối tượng phải đăng ký công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm
Theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các đối tượng bắt buộc phải đăng ký công bố sản phẩm bao gồm:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
- Thực phẩm dành riêng cho chế độ ăn đặc biệt, thực phẩm dinh dưỡng y học.
- Sản phẩm dinh dưỡng được sử dụng cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi.
- Phụ gia sản phẩm có công dụng mới hoặc không thuộc nhóm phụ gia được phép sử dụng, không đúng đối tượng theo quy định của Bộ Y tế.
Dựa vào Khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các đối tượng nằm trong danh mục tự công bố chất lượng sản phẩm gồm có:
- Thực phẩm đã qua chế biến và được bao gói sẵn.
- Các loại phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến.
- Dụng cụ và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
- Sản phẩm chỉ được dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho sản xuất sử dụng nội bộ, không tiêu thụ trên thị trường bên ngoài, được miễn thực hiện tự công bố.
3. Hồ sơ tự công bố sản phẩm gồm những gì?
Đối với các loại thực phẩm có thể tự công bố (thực phẩm đã qua chế biến và được bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm), cần chuẩn bị những giấy tờ cụ thể sau:
- Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu số 01 Phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong vòng 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ, được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp với ISO 17025. Phiếu này phải bao gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố nếu chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
- Các giấy tờ khác nếu được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
4. Dịch vụ hỗ trợ công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm
Các dịch vụ được Đăng ký bản quyền cung cấp nhằm hỗ trợ Khách hàng trong quá trình công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm bao gồm:
- Tư vấn về các điều kiện cần thiết để công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm.
- Xử lý việc gửi mẫu sản phẩm đi kiểm nghiệm nếu Khách hàng chưa có kết quả kiểm nghiệm.
- Chuẩn bị hồ sơ và soạn thảo các tài liệu cần thiết cho quá trình công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm.
- Đại diện Khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả từ cơ quan chức năng có thẩm quyền.