Nhượng quyền thương mại là gì? Đặc điểm và nội dung nhượng quyền thương mại
Mục lục
Nhượng quyền thương mại là hình thức kinh doanh phổ biến hiện nay nhằm giúp doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới. Vậy nhượng quyền thương mại là gì? Đặc điểm và nội dung trong việc nhượng quyền nói về những yếu tố nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết những thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Nhược quyền thương mại là gì?
Điều 284 Luật Thương mại 2005 quy định Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình thực hiện việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ với các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được thực hiện theo phương thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và gắn với thương hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và hỗ trợ bên nhận quyền trong việc điều hành hoạt động kinh doanh. “Bên nhượng quyền” là thương nhân cấp quyền kinh doanh, bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp liên quan đến Bên nhận quyền thứ cấp.
- “Bên nhận quyền” có nghĩa là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp liên quan đến Bên nhượng quyền thứ cấp.
2. Đặc điểm của nhượng quyền thương mại
Căn cứ vào định nghĩa về nhượng quyền thương mại của Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, nhượng quyền thương mại có những đặc điểm sau:
– Đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại:
- Quyền thương mại được hiểu là quyền tiến hành kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo cách thức do bên nhượng quyền quy định kèm theo đó là việc bên nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng doanh nghiệp, quảng cáo… Trong quan hệ nhượng quyền thương mại, nội dung cốt lõi là bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền sử dụng quyền thương mại của mình trong kinh doanh.
– Giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền luôn có mối quan hệ hỗ trợ chặt chẽ:
- Đây là đặc điểm giúp chúng ta phân biệt hoạt động nhượng quyền thương mại với các hoạt động thương mại khác. Trong nhượng quyền thương mại, giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền luôn tồn tại mối quan hệ hỗ trợ chặt chẽ, nếu không có mối quan hệ đó thì sẽ thiếu điều kiện tiên quyết để xác định hoạt động đó có phải là nhượng quyền thương mại hay không.
- Sự thân thiết của mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền thể hiện ngay sau khi các bên hình thành quan hệ nhượng quyền. Từ thời điểm đó, bên nhượng quyền phải tiến hành cung cấp tài liệu và đào tạo nhân viên của bên nhận quyền. Không chỉ vậy, cùng với sự lớn mạnh và phát triển của hệ thống theo thời gian, Bên nhận quyền phải thường xuyên hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo nhân viên cho Bên nhận quyền những ứng dụng mới áp dụng chung cho toàn hệ thống.
– Luôn có sự kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc điều hành công việc của bên nhận quyền:
- Quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền được pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận. Theo đó, bên nhượng quyền có thể kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện quyền thương mại của bên nhận quyền. Sự hỗ trợ của Bên nhượng quyền đối với Bên nhận quyền như đã đề cập ở trên sẽ trở nên vô nghĩa và không thực tế nếu Bên nhượng quyền không có quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của Bên nhận quyền. Quyền lực này của bên nhượng quyền đã thực sự tạo nên chất keo quan trọng trong việc xây dựng tính thống nhất của hệ thống nhượng quyền và sự ổn định về chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
Xem thêm: Các vấn đề về nhượng quyền thương mại cần nhớ
3. Nội dung chính trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
Pháp luật chỉ quy định những nội dung cơ bản, chủ yếu tạo xương sống cho hợp đồng, các bên sẽ thỏa thuận cụ thể cho phù hợp với điều kiện của mình. Theo Điều 11 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định: Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có 6 nội dung sau:
a. Theo khoản 1 Điều 11 quy định về nội dung nhượng quyền thương mại:
- Đây là điều khoản xác định đối tượng của hợp đồng, được coi là trái tim của hợp đồng, nó ảnh hưởng đến tất cả các điều khoản khác trong hợp đồng.
b. Theo Khoản 2 Điều 11 quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên:
- Quyền và nghĩa vụ cụ thể của bên nhượng quyền và bên nhận quyền do các bên thỏa thuận.
c. Theo Khoản 4 Điều 11 quy định về giá, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
Thời hạn này do các bên thỏa thuận. Pháp luật không quy định mức giá cố định cho từng loại hàng hóa mà các bên căn cứ vào danh tiếng của hàng hóa, địa bàn nhượng quyền và nhu cầu thị trường…
d. Theo Khoản 5, Điều 11 quy định về thời hạn hiệu lực và gia hạn hợp đồng:
- Pháp luật Việt Nam không quy định thời hạn cố định mà thời hạn của hợp đồng do các bên tự quyết định.
- Khi hết hạn hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận gia hạn hợp đồng. Đồng thời, các bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn của hợp đồng.
đ. Theo Khoản 6 Điều 11 Nghị định 35 về: Chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại
Thông thường, hợp đồng nhượng quyền thương mại sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Hết thời hạn thực hiện hợp đồng mà các bên không thỏa thuận gia hạn.
- Hợp đồng chưa hết hạn nhưng các bên đồng ý chấm dứt.
- Một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Việc quy định quyền năng này nhằm bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm và hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra đối với bên bị vi phạm. Điều này được quy định tại Điều 16 Nghị định 35.
f. Giải quyết tranh chấp:
- Điều 317 Luật Thương mại 2005 quy định các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bao gồm: hòa giải giữa các bên do các bên lựa chọn cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thỏa thuận làm trung gian hòa giải; giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án. Xuất phát từ quyền kinh doanh, các bên trong hợp đồng kinh doanh thương mại có quyền tự do lựa chọn một trong bốn hình thức giải quyết tranh chấp nêu trên để giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.