Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp
Mục lục
Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp là gì? Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết đến bạn các thủ tục quan trọng nhất. Cùng nhau tìm hiểu ngay nhé.
1. Tổng hợp những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp
Để việc vận hành doanh nghiệp diễn ra thuận lợi và tránh bị phạt, doanh nghiệp mới thành lập phải thực hiện những việc dưới đây:
1.1. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ vào Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và nộp phí theo quy định. Thời gian thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày được công khai.

1.2. Treo biển tên công ty
Treo biển tên công ty là một trong những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp. Theo khoản 4 Điều 37 Luật doanh nghiệp quy định tên công ty phải được gắn tại trụ sở chính. Nếu doanh nghiệp không treo bảng hiệu có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí là bị khóa mã số thuế.
1.3. Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
Việc kê khai thuế ban đầu đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp sau khi thành lập. Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục này trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ khai thuế có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tùy theo mức độ vi phạm.
Hồ sơ khai thuế ban đầu cần có:
- Lập quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng.
- Đăng ký tài khoản kê khai thuế điện tử và nộp thuế điện tử, hình thức kế toán, sử dụng hóa đơn, phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.
- Phiếu kê khai thông tin doanh nghiệp.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan quản lý thuế hoặc nộp thông qua website thuedientu.gdt.gov.vn.
Xem thêm: Đăng ký bản quyền logo online tiến hành như thế nào?
1.4. Mở tài khoản ngân hàng
Hiện tại không có quy định nào bắt buộc phải doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng, tuy nhiên việc có tài khoản sẽ mang lại một số lợi ích như sau:
- Không phải đến trực tiếp ngân hàng hoặc kho bạc để nộp thuế.
- Giúp doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt đối tác và khách hàng.
- Tiết kiệm thời gian, chi phí khi giao dịch với khách hàng.
- Quản lý tài chính doanh nghiệp.
Sau khi có tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp cần đăng ký nộp thuế điện tử và thông báo số tài khoản với Cơ quan quản lý thuế.
1.5. Mua chữ ký số
Chữ ký số điện tử là công cụ quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, kê khai BHXH, ký hóa đơn.
Để đăng ký sử dụng chữ ký số, doanh nghiệp cần chuẩn bị Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Bản sao hợp lệ Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật.
1.6. Đăng ký mua và phát hành hóa đơn điện tử
Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định 100% doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử. Nếu không chuyển dữ liệu điện tử cho cơ quan thuế hoặc chuyển dữ liệu muộn so với thời gian quy định thì doanh nghiệp có thể bị phạt tiền lên tới 20 triệu đồng.
1.7. Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn
Trong vòng 90 ngày kể từ ngày thành lập công ty, doanh nghiệp có trách nhiệm phải góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần bổ sung giấy phép con đối với những ngành nghề có điều kiện trước khi chính thức đi vào hoạt động.
1.8. Đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên
Theo Luật Bảo hiểm xã hội, trong 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, doanh nghiệp phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.
2. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Phan Law Vietnam
Phan Law Vietnam là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp nhanh chóng, đúng quy định của pháp luật. Lợi ích của khách hàng khi sử dụng dịch vụ bao gồm:
- Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và thông thạo luật.
- Tư vấn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết khi thành lập công ty.
- Đại diện cho khách hàng làm việc trực tiếp với đơn vị có thẩm quyền.
- Tư vấn pháp lý liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, quản trị rủi ro pháp lý.