Những điều cần biết về việc đăng ký kinh doanh hộ gia đình
Mục lục
Hiện nay, với sự phát triển của thị trường, rất nhiều mô hình kinh doanh được ra đời, tồn tại và phát triển, trong đó có hộ gia đình. Cho nên, để đảm bảo tính hợp pháp trong kinh doanh cũng như xác lập quyền và nghĩa vụ với Nhà nước, hộ gia đình cần phải tiến hành đăng ký kinh doanh. Vậy thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình sẽ diễn ra thế nào theo quy định pháp luật?
Kinh doanh hộ gia đình là gì?
Theo Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ – CP, kinh doanh hộ gia đình hay còn gọi là hộ kinh doanh được quy định như sau:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.
Ngoài ra, định nghĩa về hộ kinh doanh còn được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Tuy nhiên, có thể thấy kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm chung sau:
- Hộ kinh doanh do một cá nhân, một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ (hộ kinh doanh thuộc sở hữu một chủ hoặc nhiều chủ).
- Hộ kinh doanh thường kinh doanh với quy mô nhỏ, có địa điểm kinh doanh, sử dụng không quá 10 lao động.
- Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh.
Điều kiện để đăng ký kinh doanh hộ gia đình
Để được đăng ký kinh doanh, hộ gia đình cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Cụ thể như sau:
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một loại hình kinh doanh. Do đó, nếu đã đăng ký làm chủ doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty hợp danh sẽ không được phép đăng ký hộ kinh doanh.
- Người đăng ký thành lập kinh doanh hộ gia đình phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự.
- Cá nhân, hộ gia đình chỉ được phép đăng ký một hộ kinh doanh trên phạm vi toàn quốc.
- Ngoài ra, hộ kinh doanh không được kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật cấm, quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh gồm những gì?
Khi tiến hành đăng ký kinh doanh hộ gia đình, cần chuẩn bị các tài liệu theo quy định pháp luật. Cụ thể gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Trong đó, bao gồm: tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh, số điện thoại, số fax, thư điện tử, ngành, nghề kinh doanh, số vốn kinh doanh và số lao động tham gia.
- Bản sao CMND của các cá nhân tham gia kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
- Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
- Bản sao y công chứng CMND/CCCD của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn thành lập (nếu có).
- Các chứng chỉ bằng cấp đối với các ngành nghề có điều kiện.
- Hợp đồng thuê nhà giữa chủ nhà và hộ kinh doanh phải được ký trực tiếp và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sao y chứng thực.
Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình
Quy trình đăng ký hộ kinh doanh được chia làm 02 bước cơ bản. Cụ thể như sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền.
Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình sẽ gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Về tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đã được nêu rõ tại mục trên.
Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và phản hồi về việc đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Tuy nhiên, cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh.
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp với quy định của pháp luật
- Nộp lệ phí đăng ký theo quy định pháp luật.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký phải thông báo cho người thành lập hộ kinh doanh nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký.
Nên sử dụng dịch vụ tư vấn đăng ký kinh doanh hộ gia đình của đơn vị nào?
Có thể thấy, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh không quá phức tạp. Tuy nhiên, sẽ có nhiều vấn đề phát sinh khiến hộ kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong quá trình đăng ký. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, chi phí, việc lựa chọn sử dụng dịch vụ tư vấn của các đơn vị uy tín là điều thực sự cần thiết.
Với nhiều luật sư dày dặn kinh nghiệm, có chuyên môn cao trong lĩnh vực tư vấn pháp luật doanh nghiệp, Văn phòng đăng ký kinh doanh nhanh sẽ đem đến cho quý khách trải nghiệm tốt nhất.