Những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp mới 2023
Mục lục
1. Thành lập mới doanh nghiệp cần những gì?
Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, nếu cá nhân/tổ chức muốn thành lập mới doanh nghiệp thì cần chuẩn bị những yếu tố sau:
- Địa chỉ trụ sở công ty có quyền sử dụng hợp pháp. Địa chỉ này có thể thuộc sở hữu của bạn, hoặc được mượn, thuê của người khác.
- Chuẩn bị đầy đủ các thông tin doanh nghiệp cần thiết trong quá trình đăng ký hồ sơ, cụ thể như tên doanh nghiệp, vốn điều lệ công ty, người đại diện theo pháp luật…
- Các giấy tờ liên quan đến thành viên, cổ đông công ty như bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu.
- Ngoài ra, tùy vào mỗi bước trong thủ tục thành lập mới doanh nghiệp mà sẽ có những loại giấy tờ, yêu cầu về công việc khác nhau.
Xem thêm: Tư vấn cách đăng ký bản quyền hình ảnh
2. Thủ tục thành lập mới doanh nghiệp gồm những bước nào?
Thủ tục thành lập mới doanh nghiệp gồm 7 bước:
- Bước 1: Chọn địa chỉ trụ sở công ty và chuẩn bị thông tin đăng ký doanh nghiệp.
- Bước 2: Thành viên góp vốn ký và xác nhận thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
- Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Bước 4: Tiến hành khắc dấu tròn doanh nghiệp.
- Bước 5: Lập tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp mới.
- Bước 6: Thực hiện đăng ký chữ ký số, hóa đơn điện tử, đăng ký khai và nộp thuế online.
- Bước 7: Treo biển hiệu công ty và bắt đầu bước vào hoạt động kinh doanh.
3. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp cần những giấy tờ gì?
Dưới đây là các tài liệu trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ thành lập doanh nghiệp.
- Danh sách thành viên, cổ đông của doanh nghiệp.
- Bản sao có chứng thực và còn giá trị sử dụng CCCD/CMND/Hộ chiếu của người thành lập doanh nghiệp.
- Danh sách người đại diện theo pháp luật (nếu có).
- Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ.
4. Quy trình đăng ký doanh nghiệp online
Để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp online thì các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam truy cập vào cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp trực tuyến: dangkyquamang.dkkd.gov.vn.
Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định trình tự đăng ký doanh nghiệp bao gồm các bước cụ thể sau:
- Trước hết, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp qua cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia thông qua chữ ký số công cộng hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh.
- Thứ hai, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp: Phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp về email mà doanh nghiệp sử dụng để đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh.
- Thứ ba, xem xét tính hợp lệ hồ sơ đăng ký và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Nếu hồ sơ đã hợp lệ Phòng đăng ký kinh doanh gửi thông báo hồ sơ hợp lệ trong đó ghi rõ thời hạn nộp hồ sơ gốc và mã số doanh nghiệp dự kiến cấp cho doanh nghiệp qua email. Người thực hiện thủ tục chỉ cần in thông báo và nộp kèm hồ sơ đăng ký doanh nghiệp gốc để nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Lưu ý, Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này.
Luật doanh nghiệp 2020 quy định thời gian 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ để Cơ quan đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp còn phải phụ thuộc vào việc chờ cấp mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, do đó có thể kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính.
5. Dịch vụ hỗ trợ thành lập doanh nghiệp của Phan Law Vietnam
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tại Phan Law Vietnam với nhiều năm hỗ trợ các doanh nhân trong công tác giấy tờ, thủ tục hành chính. Khi đến với chúng tôi, bạn sẽ được:
- Hỗ trợ tư vấn thành lập doanh nghiệp (tên công ty, loại hình doanh nghiệp…) một cách nhanh chóng, tận tâm.
- Hỗ trợ chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết trong hồ sơ.
- Chi phí hợp lý.
- Đảm bảo mọi thủ tục phải tuân theo quy định của pháp luật.
- Luôn sẵn sàng giải quyết các vấn phát sinh.