Mẹo đăng ký thương hiệu sản phẩm
Mục lục
Mặc dù thương hiệu sản phẩm cũng là một loại tài sản nhưng nó lại là một loại tài sản đặc biệt, nhất là trong việc chiếm hữu, sử dụng và định. Chính vì vậy mà ngày nay các quốc gia trên thế giới đều xây dựng riêng cho mình một hệ thống về đăng ký thương hiệu sản phẩm và coi thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm như là một nền tảng pháp lý đầy đủ nhất trong việc bảo hộ một thương hiệu sản phẩm trong thương mại.
Liệu đăng ký thương hiệu sản phẩm có bắt buộc phải thực hiện?
Có rất nhiều người thắc mắc việc có bắt buộc phải đăng ký thương hiệu sản phẩm hay không? Luật sở hữu trí tuệ hiện hành không bắt buộc chủ sở hữu phải tiến hành đăng ký thương hiệu cho sản phẩm của mình. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm hoàn toàn tự nguyện dựa trên tinh thần nâng cao ý thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu.
Mặc dù pháp luật không bắt buộc đăng ký, chủ sở hữu vẫn nên tiến hành đăng ký độc quyền thương hiệu sản phẩm để tránh trường hợp người khác lấy thương hiệu của mình đi đăng ký. Sau đó, họ quay ngược lại yêu cầu mình không được phép sử dụng thương hiệu. Theo quy định của pháp luật, ai được cấp văn bằng bảo hộ thì về nguyên tắc người đó có quyền không cần phải chứng minh. Chủ thể không có văn bằng bảo hộ phải tìm mọi cách để chứng minh thương hiệu đó do mình sáng tạo, sở hữu. Nếu không chứng minh được thì phải chấm dứt quyền sử dụng.
Lý do cần phải đăng ký thương hiệu sản phẩm là gì?
Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, việc đăng ký thương hiệu sản phẩm là không bắt buộc. Tuy nhiên, với vai trò quan trọng của thương hiệu đối với quyền lợi của chủ sở hữu. Bạn nên cân nhắc và tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu trước khi đưa ra thị trường. Khi thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm sẽ có những lợi ích như sau:
- Được quyền yêu cầu cơ quan thực thi pháp luật xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu của mình khi phát hiện những hành vi xâm phạm quyền thương hiệu;
- Thương hiệu được đăng ký sẽ giúp bạn có toàn quyền sử dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam, có nghĩa bạn sẽ được độc quyền sử dụng;
- Thương hiệu được đăng ký độc quyền sẽ giúp người tiêu dùng, đối tác phân biệt được sản phẩm của mình với của chủ thể khác;
- Giúp cho chủ hữu thương hiệu có thể thực hiện kinh doanh trên cơ sở cho phép bên khác sử dụng và phải trả phí sử dụng;
- Tạo tiền đề để phổ biến sản phẩm mang thương hiệu ra thị trường.
Quy trình đăng ký thương hiệu sản phẩm diễn ra như thế nào?
Quy trình các bước khi thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm được diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ
Theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, khi đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Tờ đăng ký độc quyền thương hiệu sản phẩm;
- Mẫu thương hiệu sản phẩm muốn đăng ký độc quyền;
- Giấy ủy quyền (nếu có);
- Giấy tờ chứng minh quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm khi được thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
- Giấy tờ chứng minh hưởng quyền ưu tiên;
- Bản sao chứng từ nộp tiền.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu sản phẩm và nhận kết quả
Chủ sở hữu có thể tự thực hiện hoặc ủy quyền cho chủ thể khác nộp hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ. Sau khi nhận hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định hồ sơ và ra quyết định:
- Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành kiểm tra việc mặt hình thức đối với đơn, từ đó ra quyết định chấp nhận đơn đăng ký hợp lệ hoặc là từ chối;
- Công bố đơn: Được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp sau khi có quyết định chấp nhận đơn đăng ký thương hiệu độc quyền hợp lệ;
- Thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm: Đánh giá thương hiệu có đáp ứng điều kiện bảo hộ hay không, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng;
- Ra quyết định cấp GCN đăng ký bảo hộ thương hiệu: Nếu đáp ứng điều kiện bảo hộ thương hiệu và đã nộp phí đầy đủ thì sẽ được cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.