Lý do phải đăng ký nhãn hiệu và logo
Mục lục
Trước hết phải khẳng định, đăng ký nhãn hiệu và logo chính là cách hữu hiệu nhất để bảo vệ sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu và logo trên thị trường. Với một khía cạnh nào đó, nhãn hiệu và logo còn được coi là “người đại diện” của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo là một điều kiện tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp.
1. Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu và logo?
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo là quyền lợi của chủ sở hữu, đây không phải là thủ tục bắt buộc nhưng lại rất cần thiết vì những lý do sau:
Thứ nhất, muốn pháp luật bảo vệ nhãn hiệu và logo, cần đăng ký bảo hộ trước.
Cơ quan thực thi pháp luật chỉ tiến hành bảo hộ khi nhãn hiệu và logo đã được đăng ký và được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký. Do đó, bạn chỉ được pháp luật bảo vệ khi chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp nhãn hiệu và logo, và để chứng minh được quyền đó, bắt buộc bạn phải đăng ký.
Thứ hai, độc quyền sử dụng, ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép.
Chỉ khi đăng ký, bạn mới được độc quyền sử dụng và ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và logo đã đăng ký.
Thứ ba, cho phép bên khác sử dụng trên cơ sở nhượng quyền.
Khi nhãn hiệu và logo của bạn đã trở lên phổ biến được nhiều người biết đến, bạn có thể cho phép bên khác sử dụng trên cơ sở điều khoản được phép sử dụng và đặc biệt là bên sử dụng phải trả cho bạn 1 khoản phí sử dụng.
Thứ tư, tăng giá trị thương mại và quảng bá thương hiệu.
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng giúp thương hiệu của bạn được nhận diện tốt hơn trên thị trường. Khách hàng sẽ công nhận và nhanh chóng giúp thương hiệu của bạn được biết đến rộng rãi.
2. Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo là gì?
Chủ đơn đăng ký cần tiến hành chuẩn bị bộ hồ sơ như sau:
- Đơn đề nghị bảo hộ độc quyền nhãn hiệu và logo;
- Mẫu nhãn hiệu và logo muốn đăng ký độc quyền;
- Giấy ủy quyền (nếu có);
- Giấy tờ chứng minh quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo khi được thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
- Giấy tờ chứng minh hưởng quyền ưu tiên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo;
- Bản sao chứng từ nộp tiền.
3. Thủ tục đăng ký bảo vệ nhãn hiệu và logo diễn ra như thế nào?
Quy trình các bước đăng ký bảo vệ nhãn hiệu và logo được diễn ra như sau:
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu và logo
Để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu và logo, bạn cần tiến hành tra cứu mẫu nhãn hiệu và logo trước khi chính thức nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Kết quả tra cứu sẽ cho thấy nhãn hiệu và logo của bạn có trùng hay tương tự với nhãn hiệu và logo của người khác đã được bảo hộ hay nộp đơn trước đó hay không, từ đó có thể sửa đổi mẫu nhãn hiệu và logo nếu bị trùng hoặc tương tự hoặc có thể yên tâm nộp đơn đăng ký luôn.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Sau khi tra cứu, mẫu nhãn hiệu và logo được đánh giá là có khả năng đăng ký bảo hộ thì chủ đơn tiến hành chuẩn bị bộ hồ sơ như trên.
Bước 3: Thẩm định hình thức
Kiểm tra hồ sơ đăng ký có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn hiệu và logo, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm…
Nếu hồ sơ đăng ký đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn. Ngược lại, nếu hồ sơ đăng ký không đáp ứng điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị sửa đổi.
Bước 4: Công bố đơn
Nội dung công bố hồ sơ đăng ký gồm các thông tin về đơn đăng ký, mẫu nhãn hiệu và logo, danh mục hàng hóa, dịch vụ.
Hình thức công bố hồ sơ đăng ký thương hiệu: Trang web của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.
Bước 5: Thẩm định nội dung đơn
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ kiểm tra các điều kiện đăng ký hồ sơ. Từ đó, đánh giá khả năng cấp văn bằng cho hồ sơ.
Bước 6: Cấp văn bằng bảo hộ
Nếu hồ sơ đăng ký đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Quyết định cấp văn bằng bảo hộ hồ sơ. Ngược lại, nếu hồ sơ đăng ký không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối có nêu rõ lý do.