Lý do phải công bố sản phẩm thực phẩm
Mục lục
Công bố sản phẩm thực phẩm là thủ tục bắt buộc phải thực hiện. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần thực hiện công bố an toàn thực phẩm trước khi đưa sản phẩm của mình lưu hành trên thị trường. Pháp luật hiện hành quy định thế nào về công bố chất lượng thực phẩm? Bài viết dưới đây sẽ tư vấn những vấn đề tổng quan để các bạn nắm rõ về công bố sản phẩm thực phẩm.
1. Tại sao doanh nghiệp cần công bố sản phẩm?
Công bố sản phẩm là thủ tục bắt buộc trước khi đưa sản phẩm ra thị trường một cách hợp pháp, để đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp công bố sản phẩm thực phẩm cũng đem đến nhiều lợi ích, như:
- Khẳng định thương hiệu;
- Nâng cao uy tín và lòng tin của Khách hàng đối với sản phẩm;
- Yên tâm mở rộng thị trường;
- Không lo gặp phải các vấn đề rủi ro pháp lý khi bị thanh tra kiểm tra;
- Tạo lợi thế cạnh tranh;
- Có ưu thế vượt trội hơn đối với những sản phẩm chưa được công bố;
- Chấp hành quy định của pháp luật,…
2. Bộ hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm hiện nay
Thành phần hồ sơ để gửi lên cơ quan nhà nước để được công bố sản phẩm thực phẩm bao gồm:
- Bản yêu cầu công bố sản phẩm thực phẩm (Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP);
- Giấy chứng nhận an toàn sức khỏe (Health Certificate) hoặc Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Freesale) – Áp dụng riêng cho thực phẩm nhập khẩu;
- Tài liệu chứng minh về công dụng của những sản phẩm yêu cầu công bố đã được Bộ y tế chấp thuận;
- Giấy đăng ký kinh doanh;
- Phiếu kết quả kiểm định;
- Giấy chứng nhận GMP;
- Bản phiên dịch những giấy tờ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
3. Thủ tục để được công bố sản phẩm thực phẩm diễn ra như thế nào?
Các bước công bố sản phẩm thực phẩm diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị thành phần hồ sơ và nộp cho cơ quan chức năng
Chuẩn bị những giấy tờ như trên và nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp đến Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế).
Bước 2: Nhận kết quả
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
Trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung thì phải thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau thời gian 90 ngày làm việc, kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.
Lưu ý: Khi sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì phải công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi.
4. Dịch vụ công bố sản phẩm thực phẩm
Một sản phẩm lưu thông trên thị trường sẽ chịu sự quản lý của lực lượng quản lý thị trường. Dịch vụ công bố sản phẩm thực phẩm không chỉ là thực hiện cho xong thủ tục hành chính bắt buộc. Mà khi xây dựng hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm cần thực hiện một cách cẩn thận và chính xác. Bởi lẽ, nếu làm hồ sơ công bố an toàn thực phẩm bị thiếu hoặc sai thông tin sẽ mang lại nhiều rủi ro cho cơ sở khi lưu thông thực phẩm trên thị trường.
Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền khi triển khai dịch vụ công bố sản phẩm thực phẩm luôn đảm bảo:
- Xác định đúng các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm;
- Xây dựng hồ sơ công bố chuẩn quy định của Luật ATTP và Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật ATTP;
- Xây dựng nội dung bao bì tem nhãn đúng quy định về nhãn hàng hóa,…