Lợi ích của nhượng quyền thương mại
Mục lục
Mô hình nhượng quyền thương mại không còn xa lạ với chúng ta trong thời buổi ngày nay. Những lợi ích của nhượng quyền thương mại đem lại cho bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền là rất lớn. Do đó, mô hình này được nhiều chủ thể áp dụng và ưu chuộng trên thị trường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về những lợi ích của mô hình nhượng quyền thương mại trong bài viết dưới đây.
1. Nhượng quyền thương mại là gì?
Nhượng quyền thương mại được xây dựng bởi ít nhất hai bên, bên nhượng quyền thương mại và bên nhận nhượng quyền thương mại, trong đó:
- Bên nhượng quyền cho phép bên nhận nhượng quyền sử dụng các quyền thương mại của mình để tiến hành kinh doanh. Ngoài ra, bên nhượng quyền có thể ràng buộc bên nhận nhượng quyền bởi các thỏa thuận nhằm duy trì tính hệ thống hoặc để kiểm soát hoạt động của bên nhận nhượng quyền trên cơ sở hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo nhân lực cũng như một số cơ sở vật chất cần thiết;
- Bên nhận quyền sẽ phải trả phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền, phí này có thể bao gồm phí nhượng quyền ban đầu và phí nhượng quyền trả định kỳ dựa vào nguồn doanh thu hàng tháng, hàng năm của bên nhận nhượng quyền.
2. Lợi ích của nhượng quyền thương mại đối với bên nhượng quyền thương hiệu là gì?
Những lợi ích có thể kể đến của mô hình nhượng quyền thương mại đối với bên nhượng quyền thương hiệu như sau:
- Tận dụng tối đa nguồn vốn từ bên ngoài: Trong mô hình kinh doanh nhượng quyền, người bỏ vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh chính là bên nhận nhượng quyền. Điều này giúp cho bên nhượng quyền có thể mở rộng hoạt động kinh doanh bằng vốn của người khác và giảm chi phí cho chính mình khi thâm nhập thị trường;
- Thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu: Khi sử dụng hình thức nhượng quyền, bên nhượng quyền có được những lợi thế trong quảng cáo, quảng bá thương hiệu của mình một cách hiệu quả hơn. Mở rộng kinh doanh ở khắp nơi, góp phần đưa hình ảnh sản phẩm, dịch vụ đi sâu vào tâm trí khách hàng một cách dễ dàng hơn rất nhiều;
- Mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng: Hình thức nhượng quyền thương mại sẽ giúp bên nhượng quyền mở rộng hoạt động kinh doanh khắp mọi nơi một cách nhanh chóng với hàng trăm cửa hàng trong và ngoài nước mà không có một hình thức kinh doanh nào có thể làm được;
- Tối đa hoá thu nhập và tận dụng nguồn lực “địa phương”: Khi nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ nhận được một khoản tiền từ việc nhượng quyền thương hiệu và tiền bán sản phẩm, nguyên liệu cho bên nhượng quyền. Điều này cũng giúp thâm nhập và thăm dò về hiệu quả đầu tư trên các thị trường mới một cách nhanh chóng hơn với chi phí rủi ro thấp nhất.
3. Lợi ích của nhượng quyền thương mại đối với bên nhận nhượng quyền thương hiệu là gì?
Những lợi ích có thể kể đến của mô hình nhượng quyền thương mại đối với bên nhận nhượng quyền thương hiệu như sau:
- Sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền: Việc tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm sẽ mất một thời gian khá dài cũng như cần bỏ ra nhiều công sức, tiền bạc. Khi bạn nhận quyền kinh doanh từ bên cho nhượng quyền thì bạn sẽ tận dụng được thương hiệu đó để tiếp tục đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng nhiều hơn;
- Hỗ trợ chiến lược marketing chuyên nghiệp: Bên nhận quyền sẽ được nhận sự hỗ trợ về các chiến lược quảng bá từ bên nhượng quyền;
- Tận dụng được nguồn nhân lực: Khi khi nhượng quyền thương mại, bạn chỉ cần tập trung vào việc điều hành các hoạt động kinh doanh. Còn các vấn đề khác như xây dựng chiến lược quảng bá, tiếp thị hay các quy trình vận hành sẽ do bên nhượng quyền chịu trách nhiệm và chuyển giao cho bạn;
- Sự trung thành của người tiêu dùng: Đã là thương hiệu thì sẽ có nhiều người biết đến và họ trung thành với thương hiệu mà mình yêu thích. Điều này giúp việc kinh doanh của bên nhận nhượng quyền kinh doanh tốt hơn, mang lại lợi nhuận lớn hơn;
- Ít rủi ro: Kinh doanh của bên nhượng quyền đã vững chắc. Các sản phẩm và dịch vụ của họ đã được tung ra thị trường thành công và được nhiều người đón nhận. Đồng thời, bên nhượng quyền cũng đã nắm rõ về sản phẩm, chiến dịch quảng bá dịch vụ của chính mình. Vì thế, bên nhận nhượng quyền sẽ ít gặp rủi ro nhất trong cả quá trình kinh doanh của mình;
- Áp dụng được mô hình kinh doanh đã thiết lập: Bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ trong quản lý, bao gồm các thủ tục tài chính, những nhân viên đầy kinh nghiệm, hệ thống quy trình quản lý.