Khái quát về Cục đăng ký bản quyền tác giả
Mục lục
Cục đăng ký bản quyền tác giả sẽ thực hiện nhiều nhiệm vụ và quyền hạn được pháp luật quy định, như: tổ chức thực thi bảo hộ bản quyền, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa; quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực bảo hộ bản quyền, quyền liên quan,… Bài viết dưới đây sẽ khái quát về Cục Bản quyền tác giả để bạn có thể hiểu rõ hơn.
1. Sơ lược về Cục đăng ký bản quyền tác giả
Cục Bản quyền tác giả được biết đến là tổ chức hành chính trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng tham mưu và giúp Bộ trưởng quản lý bảo hộ bản quyền, quyền liên quan, công nghiệp văn hóa; quản lý dịch vụ công về quyền tác giả, quyền liên quan.
Địa chỉ: 33 ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (024)-3.823.6908
Email: cbqtg@hn.vnn.vn
Website: http://www.cov.gov.vn
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Bản quyền tác giả
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Bản quyền tác giả quy định tại Quyết định 912/QĐ-BVHTTDL như sau:
- Trình Bộ trưởng dự thảo văn bản pháp luật, phân cấp quản lý nhà nước, kế hoạch, đề án bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; dự thảo phương án, tham gia đàm phán, đề xuất ký kết, gia nhập, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực các Điều ước quốc tế, cam kết quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan,…
- Hướng dẫn, triển khai thực hiện cung cấp, hợp tác, đặt hàng, sử dụng và đảm bảo quyền tác giả, quyền liên quan;
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân, nhà nước và xã hội về quyền tác giả, quyền liên quan;
- Quản lý, khai thác quyền tác giả, quyền liên quan; nhận chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan;
- Tham mưu, giúp Bộ trưởng chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra chuyên môn về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và phát triển công nghiệp văn hóa;
- Quản lý hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể bản quyền, quyền liên quan và tổ chức tư vấn, dịch vụ về bản quyền, quyền liên quan;
- Cấp, cấp lại, cấp đổi, hủy bỏ hiệu lực GCN đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Lập và quản lý sổ đăng ký quốc gia về bản quyền, quyền liên quan; chứng thực bản quyền;
- Phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa;
- Tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông, thống kê, xuất bản về quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa;
- Chủ trì, phối hợp kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan. Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bản quyền, quyền liên quan;
- Đề xuất khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác bảo hộ bản quyền, quyền liên quan và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa;
- Thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế về bản quyền, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa;
- Tham mưu, giúp Bộ trưởng phê duyệt, điều chỉnh biểu mức và phương thức thanh toán tiền bản quyền do các tổ chức đại diện tập thể bản quyền, quyền liên quan xây dựng;
- Hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật chung về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế chung về sở hữu trí tuệ,…
3. Đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền tác giả
Hoạt động nổi trội, thường được các cá nhân, tổ chức thực hiện tại Cục Bản quyền tác giả là đăng ký bảo hộ bản quyền. Mặc dù đây không phải là thủ tục bắt buộc, nhưng lại là biện pháp tối ưu để bảo vệ quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm trước nạn đạo nhái, làm giả hiện nay.
Bên cạnh đó, khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thì bạn không cần đưa ra bằng chứng để chứng minh bản thân là tác giả, chủ sở hữu tác phẩm khi có tranh chấp xảy ra trong tương lai, trừ khi có bằng chứng ngược lại.