Giải đáp hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?
Mục lục
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì? Liệu bạn đã hiểu rõ mô hình này chưa? Những ưu điểm và nhược điểm của mô hình này là gì? Để giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan về mô hình đang được phát triển rộng rãi này, hãy cùng theo dõi bài tư vấn dưới đây của Văn phòng đăng ký bản quyền.
1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền. Quá trình này làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thương mại đã được nhượng quyền.
Những nội dung chính được thể hiện trong hợp đồng gồm:
Thứ nhất, chủ thể
Sẽ có bên nhượng quyền, bên nhận nhượng quyền. Và đều phải là thương nhân (thương nhân Việt Nam hoặc nước ngoài). Thương nhân gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, các cá nhân hoạt động thương mại thường xuyên, độc lập và có thực hiện đăng ký kinh doanh.
Chủ thể giao kết hợp đồng nhượng quyền bắt buộc phải là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của các thương nhân đó.
Thứ hai, đối tượng hợp đồng
Đối tượng của hợp đồng là quyền thương mại. Theo đó:
- Bên nhận quyền: Thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ theo yêu cầu của bên nhượng quyền;
- Bên nhận nhượng quyền: Sử dụng nhãn hiệu; khẩu hiệu, biểu tượng kinh doanh; tên thương mại; bí quyết kinh doanh; quảng cáo của bên nhượng quyền nhưng phải chịu sự kiểm soát và nhận trợ giúp từ bên nhượng quyền.
Thứ ba, nội dung hợp đồng
Nội dung hợp đồng nhượng quyền sẽ gồm các điều khoản do các bên thỏa thuận và thống thuận với nhau. Thường sẽ gồm những nội dung chính như sau:
- Nội dung quyền thương mại;
- Các quyền và nghĩa vụ mà bên nhượng quyền và bên nhận quyền sẽ có, sẽ phải thực hiện;
- Giá cả, phương thức và thời hạn thanh toán;
- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng;
- Gia hạn hợp đồng, chấm dứt hiệu lực hợp đồng và phương án giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.
Thứ tư, hình thức hợp đồng
Bắt buộc phải được lập dưới dạng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như telex…
2. Những ưu điểm của nhượng quyền thương mại
Những ưu điểm nổi bật có thể kể đến của mô hình nhượng quyền thương mại là:
Đối với bên nhượng quyền:
- Mở rộng thị trường kinh doanh, thăm dò hiệu quả đầu tư vào các thị trường mới một cách nhanh chóng với chi phí và rủi ro thấp;
- Giảm thiểu tối đa chi phí quảng cáo;
- Tăng nguồn thu nhập từ phí nhượng quyền;
- Tận dụng những hiểu biết của bên nhận quyền để tìm hiểu và phát triển thị trường nước ngoài.
Đối với bên nhận nhượng:
- Không mất thời gian, tiền bạc và công sức để xây dựng thương hiệu từ đầu;
- Các sản phẩm/dịch vụ và toàn bộ hệ thống kinh doanh đều được chuẩn hóa từ bên nhượng quyền;
- Được đào tạo nghiệp vụ và tiếp thu bí quyết kinh doanh, nhận được sự hỗ trợ từ bên nhượng quyền;
- Có được nguồn cung nguyên liệu giá rẻ và đảm bảo.
3. Những nhược điểm của nhượng quyền thương mại
Những nhược điểm nổi bật có thể kể đến của mô hình nhượng quyền thương mại là:
Đối với bên nhượng quyền:
- Bên nhận quyền có thể lợi dụng những kiến thức thu được và trở thành đối thủ tương lai;
- Có thể xảy ra bất đồng với bên nhận quyền, kể cả tranh chấp pháp lý;
- Hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của một bên nhận quyền sẽ ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu.
Đối với bên nhận quyền:
- Không thể phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh do thực hiện một cách khuôn khổ các quy định đã được đặt ra từ trước của bên nhượng quyền;
- Bị bên nhượng quyền có thể áp đặt các hệ thống kỹ thuật hay quản lý không phù hợp;
- Khoản đầu tư ban đầu có thể lớn.
4. Dịch vụ hỗ trợ pháp lý uy tín, chất lượng
Văn phòng đăng ký bản quyền tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho Khách hàng là cá nhân và công ty trên toàn quốc với đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Liên hệ ngay đến Văn phòng Đăng ký bản quyền để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.