Điều kiện, thủ tục bảo hộ quyền tác giả mới nhất hiện nay
Mục lục
1. Quyền tác giả là gì? Bảo hộ quyền tác giả là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2022: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.
Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm đó được tạo ra và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, hình thức, phương tiện, chất lượng, ngôn ngữ mà không phụ thuộc vào việc tác phẩm đã đăng ký hay chưa đăng ký, đã công bố hay chưa công bố.
Bảo hộ quyền tác giả là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận quyền tác giả của người tạo ra tác phẩm bằng cách cấp văn bằng bảo hộ các quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ sở hữu. Nếu các chủ thể khác có hành vi xâm phạm quyền tác giả thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Chủ thể được đăng ký bảo hộ quyền tác giả là ai?
Tại Khoản 1 Điều 74 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác nộp hồ sơ đến trụ sở của Cục Bản quyền tác giả, thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Xem thêm: Đăng ký bản quyền logo online tiến hành như thế nào?
3. Điều kiện để tác phẩm, tác giả được bảo hộ là gì?
Điều 6, Điều 13 và Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 quy định như sau:
Về tác phẩm:
- Tác phẩm phải được trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của tác giả, tuyệt đối không được sao chép từ tác phẩm của người khác.
- Được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định như thơ, truyện… không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, chưa công bố hoặc đã công bố, chưa đăng ký hoặc đã đăng ký.
- Thuộc một trong các loại hình: tác phẩm báo chí, âm nhạc, nhiếp ảnh, kiến trúc, bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác…
Về tác giả:
- Là chủ sở hữu quyền tác giả và là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm.
- Là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam và chưa được công bố ở đất nước nào khác.
- Là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài có tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam trong vòng 30 ngày, tính từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở đất nước khác.
- Là tổ chức, cá nhân người nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam dựa trên điều ước quốc tế về quyền tác giả.
4. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả đầy đủ nhất
Những giấy tờ cần có trong hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền theo mẫu đã được quy định.
- Giấy uỷ quyền người nộp đơn (nếu có).
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn trong trường hợp người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do thừa kế, chuyển giao.
- Bản sao của tác phẩm cần đăng ký bản quyền tác giả: 02 bản.
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả trong trường hợp tác phẩm đó có đồng tác giả; Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu trong trường hợp quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
5. Trình tự các bước để đăng ký quyền tác giả được quy định như thế nào?
Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả gồm 2 bước:
Bước 1: Nộp đơn đăng ký
Cá nhân, tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả.
Bước 2: Đánh giá và ra quyết định cấp hay từ chối cấp văn bằng
Trong vòng 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận đơn hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì Cục sẽ thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
6. Dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Phan Law Vietnam
Phan Law Vietnam sẽ thay mặt Quý Khách hàng thực hiện các công việc sau:
- Tư vấn chi tiết, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ.
- Thay mặt Khách hàng nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả.
- Theo dõi, cập nhật quá trình giải quyết hồ sơ và thông tin lại sớm nhất cho Khách hàng.
- Sửa đổi, bổ sung hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Nhận kết quả thực hiện thủ tục và bàn giao lại cho Khách hàng.