Đăng ký thương hiệu và những điều cần biết 2023
Mục lục
1. Đăng ký thương hiệu là gì?
Thương hiệu được xem là dấu hiệu riêng để phân biệt các loại hàng hoá hay dịch vụ của nhiều cá nhân, tổ chức khác nhau, bao gồm tổng hợp các đánh giá của người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ trên thị trường, đó là sự tin tưởng mà người dùng gắn lên hàng hoá.
Ví dụ cùng một mặt hàng là trà sữa nhưng lại có nhiều thương hiệu khác nhau như: Phúc long, Koi Thé, Gongcha… Khi thương hiệu tồn tại càng lâu thì giá trị mà nó mang lại càng lớn bởi vì số lượng người tiếp cận và biết đến sản phẩm/dịch vụ rất nhiều.
Đăng ký thương hiệu là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ nhằm xác lập quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu đối với thương hiệu. Chủ sở hữu được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu.
2. Ai có quyền đăng ký thương hiệu?
Dưới đây là những người có quyền đăng ký thương hiệu:
- Cá nhân/tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài đăng ký thương hiệu dùng cho hàng hoá/dịch vụ do mình sản xuất hoặc kinh doanh.
- Cá nhân/tổ chức Việt Nam hoặc người nước ngoài khác có quyền nộp đơn làm thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm/dịch vụ do mình đưa ra thị trường nhưng được người khác sản xuất.
- Lưu ý, người sản xuất không sử dụng thương hiệu đó cho sản phẩm tương ứng và không có ý kiến về việc nộp đơn.
- Quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp có thể được chuyển giao cho cá nhân/các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký thương hiệu.
- Thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ phải được sử dụng liên tục trong vòng 5 năm. Nếu không sử dụng thì các chủ thể khác có quyền huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ thương hiệu không sử dụng 05 năm liên tục.
Xem thêm: Tư vấn cách đăng ký bản quyền hình ảnh
3. Lợi ích của việc đăng ký thương hiệu
Đăng ký thương hiệu là việc làm cần thiết để các doanh nghiệp, công ty bảo vệ chính mình trước những vấn đề tiêu cực trong kinh doanh, cụ thể hơn là việc ăn cắp chất xám, ăn cắp bản quyền. Đồng thời điều này cũng sẽ giúp gia tăng giá trị hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp. Ngoài ra, việc đăng ký thương hiệu giúp nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.
Chỉ những thương hiệu đáp ứng được đầy đủ những điều kiện cần thiết mới được bảo hộ gồm: dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng từ ngữ, chữ cái, hình ảnh, hình vẽ, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc khác nhau và phải có khả năng phân biệt hàng hoá/dịch vụ của chủ sở hữu thương hiệu này với hàng hoá/dịch vụ của chủ thể khác.
4. Phạm vi đăng ký thương hiệu
Mỗi đơn đăng ký thương hiệu có thể đăng ký được nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào từng nhóm đăng ký mà chi phí sẽ khác nhau. Nếu tương lai sau này phát sinh thêm sản phẩm hay dịch vụ mới thì doanh nghiệp phải đăng ký đơn đăng ký mới mà không thể kê khai thêm vào đơn, văn bằng bảo hộ đã nộp và đã được cấp.
5. Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu
Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu bao gồm những loại giấy tờ sau đây:
- Thông tin của người nộp đơn: họ và tên, địa chỉ, quốc tịch…;
- Bản mô tả logo thương hiệu: màu sắc, ý nghĩa, phần dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt (nếu có);
- 01 tờ khai đăng ký bảo hộ thương hiệu để Cục Sở hữu trí tuệ lưu thực hiện thủ tục, 01 bản đóng dấu, dãn mã vạch trả lại cho người nộp đơn;
- Danh mục hàng hoá/dịch vụ mang thương hiệu đã được phân theo bảng danh mục phân loại quốc tế;
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng;
- Bản sao đăng ký kinh doanh dùng để phân nhóm sản phẩm;
- Mẫu thương hiệu: 09 mẫu.
6. Đơn vị tư vấn đăng ký thương hiệu uy tín
Phan Law Vietnam là văn phòng luật sư chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu được nhiều Khách hàng tin chọn. Thế mạnh của chúng tôi gồm có:
- Với hơn 13 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp lý nói chung và đăng ký thương hiệu nói riêng, các luật sư và chuyên viên tư vấn có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và chuyên môn pháp lý cao, bên cạnh đó cũng không ngừng trao rồi thêm kiến thức pháp luật mới.
- Đội ngũ nhân viên tận tâm, luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành công việc một cách tốt nhất, đem đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
- Có mức phí ưu đãi phù hợp với giá thị trường và tùy vào mỗi trường hợp mỗi Khách hàng mà đưa ra chi phí phù hợp nhằm giữ mối liên kết lâu dài với Khách hàng.