Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa năm 2022
Mục lục
Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu được dùng để làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ. Thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa giúp bảo vệ tối ưu quyền lợi của chủ sở hữu nhãn hiệu cũng như hạn chế những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của nhãn hiệu.
Lý do cần phải đăng ký nhãn hiệu hàng hoá?
Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là một việc làm quan trọng và cấp bách với chủ sở hữu để có thể bảo hộ độc quyền nhãn hiệu của mình đối với hàng hoá trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Văn phòng đăng ký bản quyền sẽ nêu 1 số lý do tại sao khách hàng cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá:
- Chứng minh được quyền sở hữu nhãn hiệu của chủ sở hữu với bên khác;
- Quyền sở hữu trí tuệ của nhãn hiệu chỉ phát sinh khi đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước;
- Được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký;
- Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký;
- Tạo lợi thế cạnh tranh và giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt được với sản phẩm mang nhãn hiệu của người khác;
- Khi thương hiệu trở lên nổi tiếng, chủ sở hữu có thể cho phép bên khác sử dụng hoặc chuyển nhượng thương hiệu, từ đó sẽ thu được 1 khoản lợi nhuận.
Do đó, để bảo vệ được nhãn hiệu sản phẩm của mình, tránh việc bị bên khác làm “nhái” hoặc làm “giả”, chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm do mình sản xuất ra.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa gồm những giấy tờ gì?
Khi muốn đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tại Cục sở hữu trí tuệ thì cần chuẩn bị những giấy tờ dưới đây:
- Đơn yêu cầu bảo hộ độc quyền nhãn hiệu (02 bản);
- Mẫu nhãn hiệu dự định muốn bảo hộ (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa mang nhãn hiệu;
- Văn bản ủy quyền chủ thể khác thay mặt chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện thủ tục đăng ký;
- Giấy tờ chứng minh quyền đăng ký như thư xác nhận, Giấy đăng ký kinh doanh, Giấy phép thành lập…
- Giấy tờ thể hiện quyền ưu tiên;
- Bản sao chứng từ nộp chi phí đăng ký bảo hộ.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá năm 2022 như thế nào?
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu hàng hoá để đánh giá khả năng đăng ký
Sau khi đã tiến hành thiết kế thương hiệu, khách hàng cần tra cứu xem nhãn hiệu hàng hoá có khả năng đăng ký bảo hộ hay không. Trong trường hợp kết quả cho thấy rằng nhãn hiệu hàng hoá có khả năng đăng ký, khách hàng nên tiến hành nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể để nhận được ngày ưu tiên.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ
Sau khi tra cứu và xác nhận nhãn hiệu hàng hoá có khả năng đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá cần tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tại Cục sở hữu trí tuệ.
Bước 3: Theo dõi các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ được thẩm định qua nhiều giai đoạn và thường kéo dài từ 16 – 20 tháng. Do đó, khách hàng cần theo dõi khả năng đăng ký nhãn hiệu để tránh phát sinh những thiếu sót không cần thiết.
Bước 4: Nhận GCN thương hiệu
Sau khi việc thẩm định đơn đăng ký hoàn thành, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo về việc đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không? Khi hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, khách hàng sẽ nộp một khoản chi phí để có thể nhận được GCN đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.