Đăng ký bằng sáng chế được hiểu thế nào và thủ tục ra sao?
Mục lục
Dưới góc độ pháp lý, tài sản trí tuệ được hiểu là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Việc đăng ký bảo hộ sáng chế là hành động cần thiết nhằm bảo vệ thành quả lao động trí tuệ, tránh tình trạng bị đạo nhái, sao chép và sử dụng bất hợp pháp. Tuy nhiên, đăng ký bằng sáng chế cần được hiểu thế nào và thủ tục ra sao?
1. Đăng ký bằng sáng chế là gì?
Theo khoản 12 Điều 4 Luật SHTT, sáng chế được hiểu là “giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”. Đồng thời, theo khoản 2 Điều 3 của Luật này, sáng chế cũng là một trong những đối tượng được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ.
2. Điều kiện để đăng ký bảo hộ sáng chế
Đăng ký bảo hộ sáng chế là thủ tục quan trọng. Tuy nhiên, chỉ những đối tượng ghi nhận tại Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2019 mới có quyền này. Bên cạnh đó, pháp luật cũng đưa ra những điều kiện để đăng ký cấp bảo hộ sáng chế. Theo Điều 58 Luật SHTT 2019, những điều kiện chung được thể hiện qua các yếu tố như có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.
Đây là những yếu tố quan trọng, xác định giá trị của tác phẩm trí tuệ và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi tác giả. Vì thế, sau khi hoàn thiện sản phẩm của mình, chủ sở hữu nên tiến hành đăng ký để đáp ứng về điều kiện bảo hộ.
3. Thủ tục đăng ký bằng sáng chế sẽ diễn ra như thế nào?
Để đăng ký văn bằng sáng chế, chủ thể muốn thực hiện phải tiến hành theo các quy trình nghiêm ngặt. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, tra cứu sáng chế
Trước khi nộp đơn đăng ký, bạn nên tiến hành tra cứu về khả năng đăng ký của sáng chế. Điều này giúp xác định được sáng chế có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không. Từ đó, sẽ quyết định đến việc nộp đơn của chủ sở hữu.
Thứ hai, chuẩn bị hồ sơ
Đây là quy trình bắt buộc đối với tất cả các chủ thể thực hiện việc đăng ký. Về hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế bao gồm những tài liệu như sau:
- Đơn đăng ký bảo hộ sáng chế theo mẫu chung. Số lượng 02 bản được soạn thảo và ký bởi chủ đơn hoặc người được uỷ quyền.
- Bản mô tả sáng chế bao gồm 03 phần. Đó là phần mô tả, yêu cầu bảo hộ sáng chế, hình vẽ hoặc sơ đồ (nếu có).
- Bản tóm tắt sáng chế đăng ký. Đồng thời, cần có chứng từ lệ phí khi nộp đơn đăng ký sáng chế.
Thứ ba, nộp đơn đăng ký
Chủ thể có nhu cầu đăng ký sáng chế sẽ tiến hành nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ tại các trụ sở ở Thành phố Hà Nội và 02 văn phòng đại diện tại Thành phố HCM và Đà Nẵng. Các phương thức tiếp nhận hồ sơ bao gồm nộp trực tiếp tới Cục Sở hữu trí tuệ hoặc gửi qua đường bưu điện.
Thứ tư, thẩm định hồ sơ
Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký, cán bộ chuyên môn tại Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Việc thẩm định sẽ dựa trên 02 tiêu chí nội dung và hình thức.
Thẩm định hình thức hồ sơ
Khi thẩm định hồ sơ về mặt hình thức, cán bộ chuyên môn sẽ kiểm tra về thành phần hồ sơ, xem xét các tài liệu bên trong. Từ đó, sẽ đưa ra kết luận về tính pháp lý của hồ sơ. Sau đó, Cục Sở hữu trí tuệ đưa ra thông báo thuộc 02 trường hợp sau:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo chấp thuận đơn đăng ký văn bằng sáng chế của chủ thể đã nộp đơn. Sau đó, sẽ đến bước thẩm định về nội dung.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, sẽ có thông báo từ chối nhận đơn. Nếu tài liệu chưa đủ, chủ sở hữu cần hoàn thiện và gửi lại cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Thẩm định nội dung hồ sơ
Sau khi kiểm tra về hình thức, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiếp tục thẩm định về mặt nội dung theo yêu cầu của chủ thể nộp hồ sơ. Việc này dựa trên các điều kiện bảo hộ bao gồm tính mới của đối tượng, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghệ. Theo đó, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xác định phạm vi bảo hộ tương ứng và đưa ra hai kết quả. Đó là:
- Trường hợp 01: Nếu đối tượng không đủ điều kiện, Cục sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Việc từ chối này sẽ được thực hiện bằng văn bản.
- Trường hợp 02: Nếu đối tượng đáp ứng yêu cầu, người nộp đơn cũng đã thực hiện việc nộp lệ phí đầy đủ, thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ. Đối tượng này sẽ được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp. Đồng thời, được công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
4. Nên làm gì để việc đăng ký bằng sáng chế được tiếp nhận dễ dàng?
Như đã phân tích, thủ tục đăng ký cấp bảo hộ sáng chế tương đối nghiêm ngặt. Do đó, đã có nhiều trường hợp đăng ký không thành công. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên chọn một đơn vị tư vấn pháp luật uy tín nhằm hỗ trợ, giải quyết cho mình về vấn đề này.
Với nhiều năm kinh nghiệm hợp tác cùng các cá nhân, doanh nghiệp lớn cùng đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn cao, Văn phòng đăng ký bản quyền cam kết đem đến cho khách hàng dịch vụ pháp lý tốt nhất.