Cùng tìm hiểu thủ tục công bố thực phẩm chức năng năm 2023
Mục lục
Hiện nay, thủ tục công bố thực phẩm chức năng được pháp luật quy định là thủ tục bắt buộc thực hiện trước khi được đưa ra thị trường. Số công bố thực phẩm chức năng như một cam kết về chất lượng sản phẩm đối với Khách hàng. Ngoài ra, đây là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng. Do đó, bắt buộc công ty, tổ chức, cá nhân cần phải thực hiện đầy đủ thủ tục công bố.
1. Thực phẩm chức năng là gì?
Thực phẩm chức năng được hiểu là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tuỳ theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng được phân thành: thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học hoặc dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
Khi sử dụng thực phẩm chức năng, bạn cần phân biệt:
Thứ nhất, điểm khác biệt với thực phẩm
- Được sản xuất theo công thức: Bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bớt một số thành phần bất lợi. Việc bổ sung hoặc loại bớt phải được cân nhắc, chứng minh một cách khoa học và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (phải theo tiêu chuẩn);
- Có tác dụng với sức khỏe nhiều hơn. Tức là, thực phẩm chức năng ít tạo ra năng lượng cho cơ thể như thực phẩm;
- Liều lượng sử dụng thường nhỏ, thậm chí tính bằng gram, miligram như là thuốc;
- Đối tượng sử dụng có chỉ định rõ rệt, như: trẻ em, người già, phụ nữ tuổi mãn kinh, người có hội chứng thiếu vi chất, rối loạn chức năng sinh lý nào đó…
Thứ hai, nó không phải là thuốc
- Đối với thực phẩm chức năng phải công bố trên nhãn sản phẩm là thực phẩm, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn sức khỏe, phù hợp với các quy định về thực phẩm. Đối với thuốc phải công bố trên nhãn là sản phẩm thuốc, có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh với công dụng, chỉ định, liều dùng, chống chỉ định. Thuốc là dùng để điều trị và phòng bệnh;
- Có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài nhằm nuôi dưỡng, bổ dưỡng hoặc phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh… mà vẫn an toàn, không có độc hại, không có phản ứng phụ;
- Người tiêu dùng có thể tự sử dụng theo “hướng dẫn cách sử dụng” của nhà sản xuất mà không cần khám bệnh, hoặc thầy thuốc phải kê đơn…
2. Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng trong nước
Cá nhân, tổ chức kinh doanh thực phẩm chức năng phải thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm. Theo đó, hồ sơ công bố trong nước gồm:
- Bản công bố sản phẩm (Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 15/2018/NĐ-CP);
- Bản chính/bản sao y công chứng phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm trong 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025;
- Bản chính/bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố;
- Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi cơ sở thuộc đối tượng phải cấp GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- GCN cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm đạt yêu cầu GMP khi sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ 01/07/2019.
3. Thủ tục công bố thực phẩm chức năng trong nước mới nhất
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ như trên, bạn có thể nộp hồ sơ thông qua trang web hệ thống dịch vụ công trực tuyến, qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ.
Đối với từng loại, các bạn sẽ nộp hồ sơ tới những cơ quan khác nhau. Cụ thể như sau:
- Bộ Y tế: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do UBND cấp tỉnh chỉ định: Thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.