Có thể đăng ký logo ở đâu?
Mục lục
Khi muốn đăng ký bảo hộ độc quyền logo, bạn cần tra cứu logo trước để đánh giá khả năng bảo hộ, chuẩn bị kỹ lưỡng những giấy tờ cần thiết và nắm rõ quy trình các bước thực hiện để quá trình diễn ra thuận lợi. Bên cạnh đó, bạn cần xác định chính xác nơi thực hiện đăng ký logo ở đâu? Vì nếu nộp hồ sơ sai cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc sai địa chỉ thì rất mất thời gian và công sức. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ đăng ký logo ở đâu.
1. Hiện nay, đăng ký logo ở đâu?
Đăng ký logo độc quyền sẽ được chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền tiến hành nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ theo hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện theo thông tin như sau:
Trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà nội
- Địa chỉ trụ sở: Số 384-386 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội;
- Số điện thoại: (024) 3858 3069;
- Email: vietnamipo@ipvietnam.gov.vn.
Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Địa chỉ văn phòng: Lầu 7, Tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 đường Tôn Thất Tùng, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh;
- Số điện thoại: (028) 3920 8483 – 3920 8485;
- Fax: (028) 3920 8486;
- Email: vanphong2@ipvietnam.gov.vn.
Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng
- Địa chỉ văn phòng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, Phường Khuê Mỹ, Quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng;
- Số điện thoại: 0236.3889955;
- Fax: 0236.3889977;
- Email: vanphong3@ipvietnam.gov.vn.
2. Khái quát về Cục Sở hữu trí tuệ, quyền và nhiệm vụ của Cục
Cục Sở hữu trí tuệ là tổ chức trực thuộc Bộ Khoa học và công nghệ; có chức năng tham mưu và hỗ trợ Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ quản lý các vấn đề về sở hữu trí tuệ; trực tiếp quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp về sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.
Cục Sở hữu trí tuệ có chức năng, nhiệm vụ chính như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo văn bản pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
- Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ;
- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động và việc chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, đề xuất biện pháp xử lý vi phạm pháp luật;
- Tổ chức xác lập quyền sở hữu công nghiệp;
- Tổ chức đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và thực hiện các thủ tục khác;
- Quản lý hoạt động đại diện và giám định sở hữu công nghiệp trên phạm vi cả nước;
- Triển khai quản lý, hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động sáng kiến và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ;
- Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu thông tin; xây dựng công cụ tra cứu, hướng dẫn tra cứu và sử dụng thông tin sở hữu công nghiệp;
- Công bố các thông tin liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến xác lập quyền sở hữu công nghiệp; tham gia giải quyết các tranh chấp về sở hữu công nghiệp; cung cấp ý kiến chuyên môn phục vụ việc giải quyết các tranh chấp, vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp;
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao kiến thức pháp luật về sở hữu trí tuệ;
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cấp GCN hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng về sở hữu trí tuệ,…
3. Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý đăng ký logo
Khi bạn gặp bất kỳ vướng mắc pháp lý, hãy liên hệ Văn phòng đăng ký bản quyền. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc dựa trên quy định pháp luật hiện hành và kinh nghiệm thực tiễn. Và nếu bạn lo ngại khi tự thực hiện các thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước, đừng lo, chúng tôi sẽ hỗ trợ soạn thảo giấy tờ và làm việc với các cơ quan chức năng giúp bạn một cách nhanh chóng.