Có được phép mua bản quyền hay không?
Mục lục
Bản quyền (quyền tác giả), đây là một trong những quyền sở hữu trí tuệ được nhà nước nước Việt Nam thừa nhận và bảo vệ khỏi những hành vi vi phạm. Bản quyền được tự động bảo hộ kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định. Liệu có được phép mua bản quyền hay không? Để có câu trả lời, mời các bạn cùng theo dõi bài tư vấn của Văn phòng đăng ký bản quyền.
1. Mua bản quyền được hiểu như thế nào?
Mua bản quyền được hiểu là quá trình thỏa thuận và đi đến sự thống nhất giữa chủ sở hữu tác phẩm (bên bán) và chủ thể mua lại tác phẩm (bên mua). Khi đó sẽ có sự thay đổi về chủ sở hữu quyền công bố và quyền tài sản, như: làm tác phẩm phái sinh; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc/bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến với công chúng,… Khi hợp đồng mua bản quyền tác phẩm có hiệu lực thì chủ sở hữu cũ sẽ không còn bất kỳ quyền gì đối với tác phẩm đó nữa. Và ngược lại, tổ chức, cá nhân mua lại tác phẩm sẽ có cả quyền công bố lẫn quyền tài sản của tác phẩm.
2. Tư vấn hợp đồng mua bán bản quyền tác phẩm
Để đảm bảo quá trình mua bán bản quyền đúng quy định và diễn ra thuận lợi, cần triển khai theo các bước sau đây:
Bước 1: Lập nên một hợp đồng mua bản quyền đúng quy định
Mua bản quyền hay chính xác hơn là chuyển nhượng quyền tác giả của tác phẩm. Đây là một dạng của hợp đồng dân sự. Căn cứ theo Bộ luật Dân sự hiện hành thì hợp đồng chính là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng nhằm xác lập, thay đổi hoặc là chấm dứt quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý đang ràng buộc lẫn nhau giữa các bên trong hợp đồng.
Như vậy, đối với một hợp đồng mua lại bản quyền phải thể hiện được nội dung cơ bản của hợp đồng dân sự, cụ thể là sự thỏa thuận về việc sử dụng tác phẩm và trả tiền bản quyền cho tác giả, chủ sở hữu.
Bước 2: Thể hiện rõ ràng các điều khoản quan trọng trong hợp đồng
Đảm bảo về các chủ thể của hợp đồng: Các bên trong hợp đồng sẽ bao gồm có bên sở hữu bản quyền, bên mua lại bản quyền và bên thứ ba (nếu có). Phải thể hiện chi tiết và chính xác thông tin giấy tờ tùy thân của các bên (chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân/hộ chiếu còn hiệu lực), giấy chứng nhận đăng ký công ty, giấy thành lập, thông tin liên lạc, thông tin người đại diện theo pháp luật, thông tin người được ủy quyền của các bên,…
Thể hiện rõ ràng căn cứ và phạm vi chuyển nhượng bản quyền;
- Đảm bảo về đối tượng của hợp đồng: Quyền công bố và quyền tài sản;
- Đảm bảo về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng: Quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng tác phẩm và bên nhận chuyển nhượng, như: giá cả, thời gian thanh toán, phương thức thanh toán,…
- Cần thể hiện rõ nội dung trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng mua bản quyền.
3. Lưu ý về thủ tục mua bản quyền
Nội dung thỏa thuận mua bán quyền tác giả phải được lập thành văn bản và bắt buộc phải có những nội dung về căn cứ mua bán; giá, phương thức thanh toán; quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua, bên bán bản quyền; trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng.
Sau khi đã chuẩn bị hợp đồng chuyển nhượng có thể hiện được các nội dung cơ bản như trên thì các bên còn phải chuẩn bị thêm bộ hồ sơ để đề nghị được cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ quyền tác giả như sau:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả;
- Bản sao của tác phẩm;
- Hợp đồng chuyển nhượng;
- Văn bản thể hiện sự chấp thuận của chủ sở hữu trong trường hợp tác phẩm thuộc sở hữu chung;
- Giấy ủy quyền cho chủ thể khác (nếu có)
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như trên thì nộp tại Phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan thuộc Cục Bản quyền tác giả ở TP. Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả ở TP.HCM, Đà Nẵng.