Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký bản quyền sản phẩm
Mục lục
Cách đăng ký bản quyền sản phẩm là hướng dẫn để bạn có thể thực hiện thủ tục hành chính này nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả. Mỗi sản phẩm đều mang trên mình những giá trị thương hiệu riêng biệt, thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Để bảo vệ tuyệt đối bản quyền sản phẩm, bạn có thể thực hiện thông qua các mà Phan Law VietNam chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây.
Xác định loại hình đăng ký bản quyền cho sản phẩm
Như chúng tôi đã chia sẻ, thương hiệu của sản phẩm có thể được thể hiện thông qua rất nhiều loại hình khác nhau. Cách đăng ký bản quyền sản phẩm hiệu quả nhất chính là thực hiện đăng ký bảo hộ cho các loại hình thể hiện của sản phẩm. Thông thường đó là các loại hình như: Logo sản phẩm, tên sản phẩm, mẫu bao bì,…
Đối tượng nào được bảo hộ quyền tác giả
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Cụ thể, những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả được liệt kê tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ:
“a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.”
Ai được đăng ký bảo hộ quyền tác giả
Theo quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả.
Nộp hồ sơ theo cách đăng ký bản quyền sản phẩm
Cục Bản quyền tác giả là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm. Khi tiến hành cách đăng ký bản quyền sản phẩm, bạn phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu ban hành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Sau khi nộp hồ sơ đến Cục Bản quyền (hoặc hai văn phòng đại diện của Cục Bản quyền); trong thời gian 15 ngày làm việc, Cục sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn. Trường hợp từ chối cấp, Cục phải thông báo bằng văn bản rõ lý do từ chối cho người nộp đơn.