Các trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp
Mục lục
Về nguyên tắc, mọi tổ chức, cá nhân đề có quyền thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo thị trường kinh tế cũng như tránh tình trạng tham nhũng thì pháp luật doanh nghiệp Việt Nam đã liệt kê các trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp. Quy định này rất cần thiết và thiết thực trong thời buổi hiện nay.
1. Các trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 thì về nguyên tắc có các trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp như sau:
- Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước sử dụng chính tài sản của nhà nước để thành lập công ty nhằm mục đích kinh doanh thu lợi riêng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng làm việc trong cơ quan, đơn vị trong thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
- Cán bộ cấp lãnh đạo, cấp quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế, mất năng lực hành vi dân sự; người khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, biện pháp xử lý hành hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
- Pháp nhân thương mại là tổ chức bị cấm hoạt động, cấm kinh doanh trong một số lĩnh vực nhất định.
Như vậy, Luật doanh nghiệp 2020 quy định mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ 07 trường hợp như đã liệt kê như trên.
2. Hồ sơ thành lập công ty gồm giấy tờ gì?
Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ yêu cầu bộ hồ sơ thành lập công ty khác nhau, cụ thể như sau:
Thứ nhất, công ty tư nhân:
- Đơn đăng ký thành lập công ty;
- Bản sao y giấy tờ tùy thân của chủ công ty.
Thứ hai, công ty hợp danh:
- Đơn đăng ký thành lập công ty;
- Dự thảo điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên;
- Bản sao y giấy tờ tùy thân các thành viên;
- GCN đăng ký đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, công ty trách nhiệm hữu hạn:
- Đơn đăng ký thành lập công ty;
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên;
- Bản sao y giấy tờ tùy thân của những thành viên công ty là cá nhân, người đại diện theo pháp luật của cá nhân và tổ chức;
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức tham gia góp vốn;
- GCN đăng ký đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, công ty cổ phần:
- Đơn đăng ký thành lập công ty;
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
- Danh sách cổ đông sáng lập;
- Bản sao y giấy tờ tùy thân của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật và tổ chức;
- Bản sao giấy tờ pháp lý tổ chức tham gia góp vốn;
- GCN đăng ký đầu tư nước ngoài.
3. Thành lập công ty diễn ra như thế nào?
Trình tự các bước thành lập doanh nghiệp được diễn ra theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ và nộp hồ sơ
Chủ sở hữu công ty hoặc người được ủy quyền chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập mới tướng ứng với từng loại hình kinh doanh. Sau đó nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
Phòng đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ đăng ký chưa hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh phải có văn bản thông báo về nội dung cần sửa đổi hoặc bổ sung.
Bước 3: Nhận kết quả
Chủ công ty hoặc người được ủy quyền nhận kết quả trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đăng ký nhận kết quả qua bưu điện.