Các loại tác phẩm phái sinh và thủ tục đăng ký bảo hộ
Mục lục
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều tác phẩm phái sinh được hình thành. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết điều kiện tiên quyết để tác phẩm phái sinh được bảo hộ là tác phẩm phái sinh không được gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm phái sinh. Để hiểu rõ hơn về quy định bảo hộ tác phẩm phái sinh, hãy theo dõi bài tư vấn dưới đây.
1. Tác phẩm phái sinh gồm những loại nào?
Hiện nay, theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì tác phẩm phái sinh sẽ bao gồm các loại sau:
- Tác phẩm dịch sang ngôn ngữ khác từ tác phẩm gốc: Tác phẩm được dịch sang ngôn ngữ khác một cách sát nghĩa với tác phẩm gốc, không diễn đạt sai nội dung dựa trên nội dung của tác phẩm gốc;
- Tác phẩm phóng tác: Được phỏng theo tác phẩm gốc, nhưng có sự sáng tạo về nội dung, tư tưởng… Tác phẩm phóng tác thường mang sắc thái mới, có sự khác biệt đáng kể với tác phẩm gốc;
- Tác phẩm biên soạn: Thu thập và chọn lọc các tài liệu tham khảo để viết lại thành một tác phẩm mới có sự trích dẫn các nguồn thông tin tham khảo;
- Bản chú giải: Thể hiện quan điểm, lời bình của người soạn tác phẩm nhằm làm rõ hơn nội dung trong tác phẩm gốc;
- Tác phẩm tuyển chọn: Tập hợp những tác phẩm được người biên soạn lựa chọn kỹ lưỡng;
- Tác phẩm cải biên: Tác phẩm được sáng tạo ra trên cơ sở tác phẩm gốc bằng cách thay đổi hình thức diễn đạt;
- Tác phẩm chuyển thể: Tác phẩm dựa trên tác phẩm gốc nhưng không làm thay đổi nội dung của tác phẩm gốc.
2. Thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền đối với tác phẩm phái sinh
Quy trình đăng ký bảo hộ bản quyền tác phẩm phái sinh diễn ra như sau:
Bước 1: Hồ sơ đăng ký bảo hộ tác phẩm phái sinh
Hồ sơ đăng ký gồm những giấy tờ sau đây:
- Đơn đăng ký bảo hộ tác phẩm phái sinh;
- Hai bản sao tác phẩm phái sinh;
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký là người được ủy quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký bảo hộ;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu nếu tác phẩm có đồng tác giả, thuộc sở hữu chung.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký
Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Bước 3: Nhận kết quả đăng ký
Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh. Ngược lại, nếu từ chối cấp văn bằng bảo hộ thì sẽ thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
3. Dịch vụ hỗ trợ đăng ký bảo hộ tác phẩm phái sinh
Khi bạn sử dụng dịch vụ tại Văn phòng Luật sư đăng ký bản quyền sẽ được hỗ trợ như sau:
Bước 1: Phân loại đối tượng được bảo hộ
Phân loại tác phẩm phái sinh thuộc nhóm nào, đó có thể là tác phẩm dịch sang ngôn ngữ khác từ tác phẩm gốc, tác phẩm phóng tác, tác phẩm biên soạn,… Tùy vào từng loại hình tác phẩm sẽ được đăng ký dưới hình thức khác nhau.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký và nộp cho cơ quan chức năng
Dựa trên những thông tin và giấy tờ Khách hàng cung cấp, chúng tôi sẽ soạn thảo đơn đăng ký bảo hộ và các giấy tờ có liên quan.
Sau khi chuẩn bị xong bộ hồ sơ, chúng tôi sẽ thay mặt Khách hàng nộp bộ hồ sơ đăng ký bản quyền tại cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
Bước 3: Theo dõi hồ sơ đăng ký
Chúng tôi sẽ theo dõi sát quá trình giải quyết hồ sơ để đảm bảo quá trình đăng ký diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận bảo hộ
Sau khi thẩm định và xác nhận hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, Cục bản quyền tác giả sẽ cấp văn bằng bảo hộ. Ngay khi nhận được, chúng tôi sẽ bàn giao lại cho Khách hàng.