Chi phí đăng ký bản quyền tác giả bao nhiêu tiền?
Mục lục
Quyền sở hữu trí tuệ là tài sản mang giá trị to lớn nên cần được bảo vệ. Hiện nay pháp luật không quy định đăng ký đối với quyền tác giả giống như quyền sở hữu công nghiệp. Thế nhưng pháp luật ủng hộ việc đăng ký bản quyền bởi nhiều lợi ích mà nó đem lại. Vậy đăng ký bản quyền tác giả được hiểu là gì? Tại sao nên đăng ký bản quyền tác giả trong khi pháp luật không bắt buộc? Chi phí đăng ký bản quyền tác giả có đắt không? Hãy cùng giải đáp các vấn đề trên trong nội dung bài viết dưới đây.
1. Đăng ký bản quyền tác giả là gì?
Hiện nay trong các văn bản liên quan đến pháp luật về sở hữu trí tuệ không có điều luật giải thích thế nào là bản quyền? Tuy nhiên, dựa trên các quy định gián tiếp thì khi nhắc đến đăng ký bản quyền tác giả ý muốn nói đến việc đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả.
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 về giải thích từ ngữ như sau: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.
Theo đó có thể hiểu đơn giản đăng ký bản quyền tác giả chính là việc tác giả hoặc chủ sở hữu đối với tác phẩm của mình thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền cụ thể là Cục Bản quyền tác giả.
2. Đăng ký bản quyền tác giả đem lại những lợi ích gì?
Pháp luật không bắt buộc đăng ký quyền tác giả nhưng cá nhân, tổ chức có thể đăng ký theo yêu cầu. Bởi vì việc đăng ký bản quyền đem lại rất nhiều lợi ích, cụ thể như sau:
- Chủ sở hữu của một tác phẩm được công nhận quyền tác giả theo luật pháp, từ đó có thể tận dụng quyền cá nhân và quyền tài sản của tác giả.
- Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu tác phẩm có cơ sở để bảo vệ quyền lợi của mình đối với tác phẩm trước cơ quan có thẩm quyền. Điều này giúp cơ quan có thẩm quyền có căn cứ để tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những người vi phạm bản quyền tác giả.
- Với tầm quan trọng toàn cầu, việc đăng ký bản quyền tác giả là một cơ chế bảo vệ quyền tác giả dựa trên các hiệp định quốc tế của các tổ chức mà Việt Nam là thành viên, cũng như có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền tác giả tại các triển lãm và hội thảo quốc tế.
3. Để đăng ký bản quyền tác giả cần đáp ứng những điều kiện gì?
Để đăng ký bản quyền tác giả, có những điều kiện sau: tác phẩm của tác giả phải thuộc một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ theo quyền tác giả. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ theo quyền tác giả được quy định trong Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022.
Ví dụ như đăng ký bản quyền sách, đăng ký bản quyền phần mềm, đăng ký bản quyền âm nhạc,…
Tuy nhiên, ngoài các loại hình tác phẩm được bảo hộ theo quyền tác giả, còn có các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ, như tin tức thời sự, văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, số liệu, hệ thống, nguyên tắc. Những đối tượng này được quy định trong Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022. Do đó, khi đăng ký bản quyền tác giả, tác giả cần xem xét xem tác phẩm của mình thuộc loại hình tác phẩm nào và có nằm trong phạm vi bảo hộ quyền tác giả hay không.
Ví dụ, một bài hát có thể được đăng ký bản quyền tác giả dưới hình thức tác phẩm âm nhạc. Tương tự, một phần mềm máy tính có thể được đăng ký bản quyền dưới hình thức tác phẩm phần mềm máy tính, còn được gọi là đăng ký bản quyền phần mềm.
4. Chi phí đăng ký bản quyền tác giả đắt không?
Chi phí đăng ký bản quyền tác giả được quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC về mức thu phí. Tùy theo từng nhóm đối tượng đăng ký thì quy định về mức phí có sự khác nhau. Cụ thể:
4.1. Mức thu 100.000 đồng
Mức thu này áp dụng đối với các nhóm đối tượng sau:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết);
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm nhiếp ảnh.
4.2. Mức thu 300.000 đồng
Mức lệ phí này áp dụng khi đăng ký bản quyền với tác phẩm kiến trúc; bản hoạ đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.
4.3. Mức thu 400.000 đồng
Đối với các tác phẩm tạo hình và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thì mức thu sẽ là 400.000đồng.
4.4. Mức thu 500.000 đồng
Còn với những tác phẩm điện ảnh và tác phẩm sân khấu được định hình trên bang, đĩa thì mức thu là 500.000 đồng.
4.5. Mức thu 600.000 đồng
Riêng với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính thì mức lệ phí đăng ký sẽ cao hơn so với các nhóm đối tượng khác. Cụ thể lệ phí đăng ký là 600.000 đồng.
Ngoài phí phải trả cho cơ quan nhà nước như trên thì bạn có thể mất thêm phí dịch vụ nếu như sử dụng dịch vụ của các đơn vị chuyên đăng ký bản quyền. Do đó, bạn cần cân nhắc và tùy vào từng trường hợp để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về chi phí đăng ký bản quyền tác giả để quý bạn đọc tham khảo. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé.